landing-page-la-gi-mot-so-loại-landing-page-thuong-gap Peakads 1

LANDING PAGE LÀ GÌ? MỘT SỐ LOẠI LANDING PAGE THƯỜNG GẶP

Ngày nay, việc tăng doanh thu và chuyển đổi không chỉ dựa vào quảng cáo mà còn phải có những công cụ hỗ trợ đắc lực phía sau, điển hình là Landing Page. Vậy Landing Page là gì? Hãy cùng Peakads tìm hiểu về thuật ngữ đầy tiềm năng này nhé!

1/ Landing Page là gì?

Landing Page là một trang web đơn có chứa các thông tin được tối ưu hóa như: thông tin sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, điểm đổi mới, đăng ký mua hàng… Nhờ Landing page, khách hàng sẽ được dẫn dắt và thuyết phục để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cụ thể.
Mục tiêu của việc lập Landing Page là để tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi. Đề làm được điều đó, doanh nghiệp cần có nội dung tốt để thu hút lượt xem, lượt click chuột của khách hàng, từ đó lôi kéo sự tương tác của khách hàng thông qua các hoạt động như điền form, đăng ký nhận thông tin…

2/ Phân biệt Landing Page và Website

Khi bước vào một trang Website, thông thường khách hàng sẽ tiếp nhận được rất nhiều thông tin chi tiết và đường dẫn về doanh nghiệp, sản phẩm…, sau đó mới tới trang đích để đăng ký mua hàng. Landing page thì ngược lại, đây căn bản đã là trang đích nên mọi thông tin sẽ được tối ưu và nằm trong một trang đơn duy nhất (ngoại trừ trường hợp có đường dẫn sang liên kết để đăng ký thông tin hoặc mua sắm). Chính vì vậy, Landing Page được xem là công cụ tiềm năng với tỷ lệ chuyển đổi cao kể cả về số lượng và chất lượng. Đây không chỉ là nơi trung gian giúp khách hàng tiếp cận được với sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là một cách để dẫn dắt khách hàng vào tham quan website và từ đó có thể thực hiện những hành động như: nhắn chatbot, gọi hotline, bình luận

3/ Phân loại Landing Page

Landing Page được chia thành 3 loại chính với những mục đích sử dụng khác nhau như:

  • Lead Generation Page: Mục tiêu của loại Landing Page này là thu thập thông tin cơ bản của khách hàng như họ và tên, số điện thoại, email… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại và kết nối với khách hàng tiềm năng của mình. Với mục tiêu đó, Landing page này thường xuất hiện một số biểu mẫu đăng ký. Sau khi khách hàng cung cấp thông tin trên biểu mẫu đó thành công, khách hàng có thể nhận được một số voucher khuyến mãi, ebook, hội thảo offline…
  • Sale Page: Là trang rao bán các sản phẩm của doanh nghiệp, chính vì thế nội dung của page này sẽ bao gồm những thông tin chi tiết về sản phẩm như: giới thiệu sản phẩm, giá sản phẩm, chính sách ưu đãi, dịch vụ khách hàSale Page: Là trang rao bán các sản phẩm của doanh nghiệp, chính vì thế nội dung của page này sẽ bao gồm những thông tin chi tiết về sản phẩm như: giới thiệu sản phẩm, giá sản phẩm, chính sách ưu đãi, dịch vụ khách hàng… nhằm thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay tại trang này.ng… nhằm thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay tại trang này.
  • Click-through Page: Nhằm lôi kéo khách hàng quan tâm hay chú ý đến  Website của mình, trang Landing page này thường sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và sản phẩm sau đó dẫn dắt khách hàng tới đường dẫn để Website của công ty.

ADVERTISING word cloud, business concept

QUẢNG CÁO LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢNG CÁO MÀ AI CŨNG CẦN BIẾT (P1)

Quảng cáo là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Theo lịch sử ghi nhận, hình thức quảng cáo đã xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 3000 năm trước công nguyên. Trải qua một hành trình dài hình thành và phát triển, quảng cáo ngày nay vẫn đang tiếp tục lớn mạnh mỗi ngày và trở nên phong phú về cả nội dung lẫn hình thức sáng tạo. 

Vậy quảng cáo là gì? Quảng cáo và marketing có gì khác nhau? Nên áp dụng hình thức quảng cáo nào cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp? Hãy cùng Peakads tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1/ Quảng cáo là gì?

Quảng cáo luôn tồn tại xung quanh và gần gũi với chúng ta ngay cả khi chúng ta không hề biết về nó. Dù bạn là ai, là khách hàng hay là người làm kinh doanh, mỗi ngày bạn đều phải tiếp xúc với vô vàn thông điệp quảng cáo thông qua rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo được thực hiện dưới hình thức tuyên truyền có thể được trả phí hoặc không nhằm giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động nổi bật của công ty, doanh nghiệp,.. đến với khách hàng. 

Quảng cáo là hoạt động giúp làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bằng nỗ lực cung cấp những thông điệp bán hàng một cách thuyết phục, từ đó tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Mặt khác, có thể xem quảng cáo là công cụ để lan tỏa những sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng rằng nhãn hiệu này được quảng cáo tốt hơn, đặc biệt hơn các nhãn hiệu khác. 

2/ Sự khác nhau giữa quảng cáo và marketing?

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm quảng cáo và marketing và nghĩ rằng chúng có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng trên thực tế, quảng cáo và marketing lại là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt. 

Thử tưởng tượng marketing chính là một chiếc bánh lớn gồm nhiều miếng nhỏ, mỗi miếng bánh nhỏ lại đại diện cho một lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, quan hệ công chúng, kế hoạch media, chiến lược bán hàng… thì quảng cáo cũng là một trong các miếng bánh nhỏ ấy. Nói cách khác, marketing chính là toàn bộ quá trình và chiến lược kinh doanh truyền thông, còn quảng cáo lại là một hoạt động riêng biệt nằm trong quá trình đó. 

Tuy nhiên, dù riêng biệt nhưng quảng cáo không hoạt động một cách độc lập, cần phải có sự tương tác, hỗ trợ với các “miếng bánh” còn lại để tạo nên một tổng thể thống nhất và hiệu quả nhất. 

Khác với quảng cáo, marketing là một quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu ấy một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi quảng cáo có trách nhiệm thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, doanh nghiệp thì marketing lại xây dựng hình ảnh thương hiệu, mang về những giá trị lợi ích cho công ty. Thông qua các hình thức quảng cáo, PR, khuyến mãi, khuyến mại… quảng cáo quan tâm đến các đối tượng là khách hàng tiềm năng, có khả năng chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ, còn marketing lại hướng đến mọi đối tượng khách hàng thông qua những hình thức quảng cáo trên truyền hình, báo chí hoặc website…

3/ Vai trò của quảng cáo

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng mà còn có những vai trò nhất định đối với đời sống xã hội. 

– Đối với doanh nghiệp: Quảng cáo là hoạt động được thực hiện trước hoặc sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ được tung ra thị trường. Quảng cáo đóng vai trò là một phương tiện tiếp thị quan trọng, giúp thông điệp về sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng được chuyển đến khách hàng. Ngoài ra, quảng cáo còn là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ bán hàng, giảm nhẹ chi phí phân phối cho doanh nghiệp.

– Đối với nhà phân phối: Thông thường, khi tung sản phẩm ra thị trường, nhà sản xuất đã tiến hành thực hiện các hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, khi sản phẩm về tới nhà phân phối, để có thể bán hàng thuận lợi hơn, nhà phân phối lại tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo lần 2. Lúc này, chức năng thông tin của quảng cáo sẽ thu hút người tiêu dùng tìm đến sản phẩm. 

– Đối với người tiêu dùng: Quảng cáo giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ đang cần. Nhờ vào quảng cáo, người tiêu dùng sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm và có thể cân nhắc lựa chọn giữa các thương hiệu để đi đến quyết định mua hàng cuối cùng. Nói cách khác, quảng cáo đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nâng cao trình độ nhận thức về sản phẩm và dịch vụ đang lưu hành trên thị trường. 

– Đối với xã hội: Nhịp sống luôn phát triển từng ngày, quảng cáo ngày nay cũng không còn đơn giản chỉ là quảng bá, giới thiệu sản phẩm mà còn đòi hỏi gửi gắm những thông điệp nhân văn giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, để tạo ra một sản phẩm quảng cáo đạt chất lượng cao cần phải có một đội ngũ những người sáng tạo, biên kịch, nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, quay phim, diễn viên… cùng góp sức, từ đó giúp tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều ngành nghề trong xã hội. 

4/ Các loại hình quảng cáo phổ biến

4.1/ Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)

Quảng cáo xây dựng thương hiệu giúp tạo dựng sự nhận biết về một thương hiệu, xây dựng mối quan hệ, hình ảnh uy tín và chất lượng về lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nội dung quảng cáo thương hiệu thường khá đơn giản vì chỉ tập trung vào thương hiệu là chính. 

4.2/ Quảng cáo trực tuyến (online advertising)

Quảng cáo trực tuyến là hình thức quảng cáo thông qua mạng internet để truyền tải thông điệp, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Hiện nay, những hình thức quảng cáo trực tuyến được sử dụng phổ biến là quảng cáo qua công cụ tìm kiếm (SEM), quảng cáo qua email, quảng cáo qua các trang mạng xã hội, quảng cáo trên thiết bị di động…

4.3/ Quảng cáo địa phương (local advertising)

Quảng cáo địa phương thường được sử dụng trong các ngày khai trương cửa hàng hoặc quảng cáo tại các siêu thị, chủ yếu thông báo cho khách hàng được biết về những sản phẩm đang có mặt tại một địa điểm bán hàng nào đó. 

4.4/ Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising)

Quảng cáo hướng dẫn đơn giản chỉ là một hình thức quảng cáo để hướng dẫn khách hàng cách thức mua một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

4.5/ Quảng cáo chính trị (political advertising)

Được sử dụng phổ biến trong những cuộc bầu cử hoặc tranh luận chính trị…, quảng cáo chính trị thường được các chính trị gia dùng để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của mình. Mạng xã hội hiện nay đang là sân chơi đầy hiệu quả và ít tốn kém cho loại hình quảng cáo này. 

4.6/ Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-response advertising)

Đây là một loại hình quảng cáo khuyến khích những khách hàng tiềm năng thực hiện một hành động cụ thể. Khi có nhu cầu mua hàng, khách hàng chỉ cần liên lạc qua điện thoại hoặc email, sản phẩm sau đó sẽ được giao đến tận nơi. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng quảng cáo phản hồi trực tiếp qua các kênh như TV, báo, đài, email, mạng xã hội…

facebook-pixel-peakads'-1

FACEBOOK PIXEL LÀ GÌ? SỬ DỤNG FACEBOOK PIXEL NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bạn là một nhà quảng cáo trên facebook thì chắc chắn có chìa khoá bạn không nên bỏ lỡ để tối ưu hoá chi phí quảng cáo của mình, đó chính là Pixel. Vậy Facebook pixel là gì? Hoạt động như thế nào? nhất là với những thay đổi của Facebook để thích ứng với bản cập nhật của IOS 14 thời gian gần đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1/ Facebook Pixel là gì?

Facebook pixel là một đoạn mã để đặt trên website của bạn, từ đó cho facebook tối ưu hiệu quả của quảng cáo thông qua việc tìm hiểu hành động mà mọi người thực hiện trên website.

Nói một cách đơn giản, Facebook pixel giống như một cây cầu giữa Facebook và website của bạn, từ đó mọi hoạt động của mọi người trên web sẽ được chuyển đến facebook thông qua cây cầu đó.

2/ Tại sao chúng ta lại phải sử dụng Facebook Pixel?

Vậy liệu chạy quảng cáo facebook mà không sử dụng pixel có được không? Câu trả lời là hoàn toàn được. Tuy nhiên pixel sẽ đem đến cho chúng ta những lợi ích to lớn, tiêu biểu là:

  • Giúp Facebook tối ưu hoá phân phối đến những người có khả năng thực hiện hành động: Ví dụ bạn đang lên một chiến dịch với mục tiêu là lượt chuyển đổi, khi pixel được gắn trên website, Facebook sẽ đọc hành động của những người truy cập vào website của bạn và để lại thông tin thông qua pixel. Sau đó phân phối quảng cáo của bạn đến những người tương tự như vậy, là những người khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Tạo đối tượng tuỳ chỉnh từ những khách truy cập trang web: Nếu không có pixel bạn sẽ chỉ có thể tạo đối tượng từ những hoạt động trên fanpage, post của bạn. Tuy nhiên, với pixel bạn có thể tạo tệp đối tưởng tuỳ chỉnh những người truy cập website của bạn, những người đã lướt trên 30s, những người đã thêm vào giỏ hàng,… từ đó sẽ hỗ trợ bạn remarketing cũng như sử dụng các tệp lookalike audience để scale hiệu quả hơn.

3/ Các sự kiện tiêu chuẩn của Facebook Pixel

Sự kiện tiêu chuẩn là những sự kiện mà Facebook có thể nhận biết và hỗ trợ trên các quảng cáo của bạn. Khi thêm mã phù hợp vào trang web, bạn có thể dùng những sự kiện này để ghi lại chuyển đổi, tối ưu hóa cho chuyển đổi và tạo đối tượng.

Chúng ta có thể theo dõi 17 sự kiện tiêu chuẩn sau đây:

  • Thêm thông tin thanh toán
  • Thêm vào giỏ hàng
  • Thêm vào danh sách mong ước
  • Hoàn tất đăng ký
  • Liên hệ
  • Tùy chỉnh sản phẩm
  • Quyên góp
  • Tìm vị trí
  • Bắt đầu thanh toán
  • Khách hàng tiềm năng
  • Mua hàng
  • Lên lịch
  • Tìm kiếm
  • Bắt đầu dùng thử
  • Gửi đơn đăng ký
  • Đăng ký
  • Xem nội dung

4/ Cập nhật của iOS 14.5 và Pixel

Apple đã công bố những thay đổi với iOS 14. Những cập nhật này cũng sẽ ảnh hưởng đến cách Facebook nhận và xử lý các sự kiện chuyển đổi từ các pixel Facebook. Do đó, để thích nghi với thay đổi này, mỗi nhà quảng cáo nên thiết lập nhiều nhất 8 sự kiện chuyển đổi để tối ưu hoá chiến dịch. Do đó, bạn nên lựa chọn những sự kiện bạn thấy là quan trọng nhất đối với việc tối ưu chiến dịch của doanh nghiệp và setup cho pixel của bạn.

5/ Cách cài đặt Pixel

Để cài đặt pixel đầu tiên bạn cần phải có một trang web cũng như có quyền để cập nhật mã trang web của bạn. Sau đó chúng ta hãy đển với các bước tiếp theo nhé:

5.1/ Tạo Pixel

  • Bước 1: Bạn sẽ truy cập vào Trình Quản Lý Sự Kiện
  • Nhấp vào dấu “+” ở góc trái chọn Kết nối với nguồn dữ liệu và chọn Web
  • Chọn “Pixel” kết nối
  • Sau đó nhập tên Pixel và URL trang web của bạn

Vậy là bạn đã tạo Facebook Pixel thành công

5.2/ Gắn pixel lên web

  1. Chọn pixel mà bạn muốn thiết lập.
  2. Nhấp vào Tiếp tục thiết lập pixel.
  3. Chọn Cài đặt mã theo cách thủ công.
  4. Sao chép mã pixel cơ sở.
  5. Tìm tiêu đề của trang web hoặc tìm mẫu tiêu đề trong nền tảng web hoặc CMS của bạn.
  6. Dán mã cơ sở vào cuối phần tiêu đề, ngay trên thẻ đóng tiêu đề.

Vậy là bạn đã gắn pixel thành công. Tuy nhiên để biết pixel của bạn có hoạt động hay không, bạn có thể sử dụng Facebook Pixel Helper để check nhé!

Chatbot-peakads

THIẾT KẾ PHỄU FACEBOOK CHATBOT CHUYÊN SÂU- TỐI ĐA HOÁ KHẢ NĂNG CHỐT ĐƠN

Chatbot chắc hẳn là công cụ không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Ai cũng sẽ biết chatbot giúp hỗ trợ khả năng tương tác với khách hàng một cách tự động và nhanh chóng. Nhưng để tận dụng được triệt để các tính năng của công cụ này, cá nhân hoá theo nhu cầu của khách hàng, giúp tăng trải nghiệm khách hàng cũng như khả năng chốt đơn là điều không phải bất cứ ai cũng làm được.

Vậy trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu từ cơ bản đến việc ứng dụng chuyên sâu, linh hoạt công cụ chatbot này nhé!

1/ Chatbot là gì?

Chatbot giống như cái tên của nó có thể hiểu là một con robot tự động trả lời tin nhắn của khách hàng theo ngôn ngữ, thông tin đã được lập trình sẵn.

Thông thường chatbot sẽ được ứng dụng để trả lời tin nhắn trên Facebook messenger hoặc trên website. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ứng dụng chatbot trên facebook messenger.

2/ Lợi ích của chatbot

Lợi ích chatbot là vấn đề chúng ta không thể phủ nhận, nhất là khi nó được ứng dụng một cách khéo léo:

  • Tự động trả lời comment của khách hàng
  • Tự động gửi tin nhắn cho khách hàng khi họ bình luận
  • Tự động trả lời tin nhắn của khách hàng
  • Gửi kịch bản chăm sóc cho khách hàng theo thời gian quy định trước
  • Gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng
  • ….

Tất cả những hành động này để có thể cài đặt thời gian và hoạt động 24/24. Thay vì bỏ thời gian chat bằng tay, gửi tin nhắn rep bình luận từng người thì nay mọi chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ chatbot.

3/ Thiết kế phễu chatbot hiệu quả

Quy trình mỗi phễu chatbot hiệu quả sẽ phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Phân loại được khách hàng theo hành vi và nhu cầu của họ: ví dụ khách hàng A quan tâm đến vấn đề A thì kịch bản chăm sóc cũng sẽ đi theo hướng A
  • Dẫn dắt người dùng vào phễu dựa theo insight, painpoint của họ
  • Ngôn ngữ chatbot nên tự nhiên, tạo cảm giác thân thiện và linh hoạt: tận dụng các trường [tên], [họ tên],…

Dưới đây là quy trình tạo phễu chatbot mà bạn có thể ứng dụng:

Bước 1: Bạn cài chatbot cho các bài viết thường và bài viết quảng cáo của mình, để tự động trả lời cmt và reply tin nhắn. Song song đó các chiến dịch quảng cáo tin nhắn cũng nên được cài chatbot nâng cao JSON

Bước 2: Sau khi tin nhắn cho khách được gửi đi bạn có thể thêm vào các nút có cài hành động sau khi nhấn nút là đăng ký kịch bản chăm sóc

Bước 3: Phân thành các phễu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng khách hàng và gửi kịch bản chăm sóc cho họ. Kịch bản ở đây có thể là các chương trình khuyến mãi, thông tin về sản phẩm, hay lời hỏi thăm họ nhân dịp ngày lễ,…

Bước 4: Đo lường và đánh giá kết quả

4/ Những lưu ý khi thiết kế phễu chatbot

Chatbot khi ứng dụng linh hoạt, hiệu quả bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian tuy nhiên để làm được điều đó bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi sử dụng chatbot của bên thứ 3 như getresponse bạn nên lựa chọn gói chatbot phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình, tuy giá thành khá rẻ nhưng bạn cũng có thể dùng free trước tránh mất tiền mà không hiệu quả.
  • Không lạm dụng chatbot để spam khách hàng vì có thể bạn sẽ bị Facebook “sờ gáy” thậm chí chặn tính năng gửi tin nhắn của bạn.
  • Tận dụng các tính năng một cách phù hợp tránh lạm dụng tính năng một cách máy móc

Vậy là chúng ta đã biết được chatbot là gì cũng như đi qua quy trình để xây dựng một phễu chatbot hiệu quả.

Theo dõi PeakAds để có thể cập nhật nhiều thông tin, kiến thức marketing hữu ích nhé!

CHIẾN LƯỢC GIÁ THẦU TRONG GOOGLE ADS THEO MỤC TIÊU KINH DOANH

CHIẾN LƯỢC GIÁ THẦU TRONG GOOGLE ADS THEO MỤC TIÊU KINH DOANH

Khi quảng cáo, các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Do đó việc chọn mục tiêu chiến dịch là vô cùng quan trọng, góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, Mỗi chiến dịch sẽ có các mục tiêu khác nhau. Để đạt được những mục tiêu đó chúng ta phải sử dụng chiến lược giá thầu phù hợp.

Vậy chúng ta hãy cùng xem xét một số cách đặt giá thầu theo 4 mục tiêu kinh doanh lớn của bạn nhé!

1/ Chiến lược đặt giá thầu cho mục tiêu tăng lợi nhuận

Là các chiến lược giá thầu giúp bạn nhận được giá trị chuyển đổi cao nhất có thể trong một mức ngân sách cố định hoặc tối đa hoá lợi nhuận của bạn trên một mức chi tiêu cố định.

1.1/ Chiến lược tối ưu hoá giá trị chuyển đổi ( Maximize conversion value)

Với chiến lược tối ưu hoá giá trị chuyển đổi, bạn có thể gia tăng giá trị chuyển đổi một cách tối đa trong phạm vi ngân sách đã đặt. Khi sử dụng chiến lược này, mức điều chỉnh giá thầu sẽ không được sử dụng thay vào đó máy học của google sẽ tự động điều chỉnh giá thầu của bạn theo thời gian thực của mỗi phiên đấu giá. Để làm được điều này google sẽ dựa vào các số liệu trước đây trong chiến dịch của bạn sau đó xem xét các tín hiệu, ngữ cảnh xuất hiện của phiên đấu thầu để đem lại mức giá thầu hợp lý ở mỗi phiên đấu thầu.

Để có thể sử dụng chiến lược giá thầu này, bạn sẽ cần thiết lập tính năng theo dõi lượt chuyển đổi cho trang web của bạn.

Có một lưu ý là chiến lược giá thầu tối ưu hoá giá trị chuyển đổi chỉ được dùng cho chiến dịch quảng cáo tìm kiếm (search ads)

Ở cách đặt giá thầu này sẽ có một trường target không ràng buộc, khi bạn điền trường này khi đó chiến dịch của bạn sẽ tối ưu hoá mục tiêu giống như chiến lượng Target ROAS.

1.2/ Chiến lược lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (Target ROAS)

Chiến lược Target ROAS cho phép bạn đặt giá thầu bằng cách đặt lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (% Target ROAS) mong muốn. Chiến lược này sẽ giúp nhà quảng cáo có thể gặt hái được giá trị chuyển đổi hoặc doanh thu cao hơn dựa trên target ROAS mà họ đặt. Cũng giống như chiến lược tối ưu hoá giá trị chuyển đổi, Target ROAS sẽ điều chỉnh giá thầu chiến dịch của bạn dựa trên thời gian thực mà phiên đấu thầu diễn ra.

Và để sử dụng chiến lược giá thầu này, bạn sẽ phải cài đặt giá trị cho các lượt chuyển đổi mà bạn đang theo dõi.

Ngoài ra mỗi chiến dịch sử dụng chiến lược này sẽ cần có số lượt chuyển đổi tối thiểu là 15 lượt trong 30 ngày qua. Để google có thể dựa theo các thông tin trước đây trên chiến dịch của bạn thì khi chọn chiến lược giá thầu target ROAS, bạn nên tập trung vào ít chiến dịch với quy mô lớn hơn là nhiều chiến dịch nhưng lẻ tẻ.

Lưu ý rằng chiến dịch có chiến lược target ROAS có thể chi tiêu gấp 2 lần ngân sách hằng ngày của bạn, tuy nhiên ngân sách tháng vẫn sẽ không vượt quá 30,4 ngân sách hàng ngày của bạn theo quy định của google.

Chiến lược này có thể sử dụng cho các chiến dịch: search network, search network with display select, display network và shopping ads.

Nhận xét: 2 chiến lược này đều cùng mục tiêu là tối đa hoá giá trị chuyển đổi tuy nhiên chiến lược target ROAS sẽ tối ưu dựa trên %target ROAS mà bạn đặt ra còn chiến lược maximize conversion value sẽ chỉ tối ưu nhất giá trị chuyển đổi mà không quan tâm đến lợi tức của bạn là bao nhiêu.

2/ Chiến lược giá thầu cho mục tiêu tăng doanh số hoặc lượng khách hàng tiềm năng

Các chiến lược giá thầu sau đây sẽ giúp bạn có được nhiều lượt chuyển đổi nhất trong một mức ngân sách cố định,

2.1/ Chiến lược tối đa hoá lượt chuyển đổi (Maximize conversions)

Chiến lược tối đa hoá lượt chuyển đổi sẽ tự động đặt giá thầu của bạn theo thời gian thực của phiên đấu thầu với mục đích là tối đa hoá lượt chuyển đổi trong phạm vi ngân sách nhất định.

Google sẽ đặt giá thầu dựa trên những dữ kiện cũ trong chiến dịch của bạn cũng như ngữ cảnh, tín hiệu của phiên đấu thầu.

Khi bạn điền vào trường target CPA khi thao tác đặt chiến lược giá thầu này, chiến lược này sẽ hoạt động tương tự như chiến lược giá thầu Target CPA.

2.2/ CPA mục tiêu (Target CPA)

Chiến lược này sẽ giúp bạn đạt được lượt chuyển đổi nhiều nhất có thể dựa trên giá thầu mục tiêu cho một hành động mà bạn đã đặt. Máy học của google sẽ giúp bạn tự động điều chỉnh giá thầu theo thời gian thực và thay đổi phù hợp theo từng phiên đấu giá.

Để cài đặt chiến lược này bạn phải thiết lập tính năng theo dõi lượt chuyển đổi cho website của bạn.

Note: Bạn có thể lựa chọn trả tiền cho lượt chuyển đổi thay vì click khi sử dụng chiến lược giá thầu này trong chiến dịch Smart Dislay.

3/ Chiến lược giá thầu cho mục tiêu tăng số lượng khách truy cập website

3.1/ Chiến lược tối đa hoá lượt nhấp (Maximize clicks)

Chiến lược tối đa hoá lượt nhấp sẽ tự động đặt giá thầu của bạn theo thời gian thực của phiên đấu thầu với mục đích là tối đa hoá lượt truy cập vào website của bạn trong phạm vi ngân sách nhất định.

Chiến lược này cũng cho phép bạn đặt giới hạn cho số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi lượt nhấp. Nếu bạn không đặt giá thầu tối đa thì google sẽ tự động đặt giá thầu sao cho có nhiều lượt nhấp nhất có thể trong giới hạn ngân sách của bạn.

4/ Chiến lược giá thầu cho mục tiêu gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

4.1/ Chiến lược tỉ lệ hiển thị mục tiêu (Target impression share)

Chiến lược giá thầu tỉ lệ hiển thị mục tiêu sẽ tự động đặt giá thầu của bạn theo thời gian thực của phiên đấu thầu với mục đích quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị đầu hoặc bất kỳ vị trí nào trên trang kết quả tìm kiếm trong phạm vi ngân sách nhất định.

Khi sử dụng chiến lược này bạn nên đặt hạn mức giá thầu không thấp quá nếu không bạn sẽ không thể đạt được % impression share mong muốn.

Landing Page

7 MẸO TỐI ƯU HOÁ VỚI TRANG LANDINGPAGE

Tối ưu hoá Landing page là việc xác định các vấn đề tiềm ẩn với thiết kế hoặc chức năng của trang bằng những thử nghiệm được kiểm soát hay A/B Testing. Từ đó để cải tiến cho trang và đo lường những ảnh hưởng tới sự chuyển đổi của Landing page ấy. Và dưới đây là 7 cách để các bạn có thể tối ưu tốt Landing page của mình:

1/ Giới hạn lượt “action” trên Landing Page

Luôn kiểm tra và loại bỏ các yếu tố điều hướng không cần thiết trên trang web, các biểu mẫu dư thừa hoặc bất kỳ chức năng không phù hợp nào khác. Bạn sẽ hoàn toàn ngạc nhiên với một Landing page đơn giản lại có thể đem lại nhiều chuyển đổi hơn.

2/ Trình bày rõ ràng những giá trị đang hướng tới người dùng

Kiểm tra dòng tiêu đề và dòng “Call to action” đã phù hợp với ngôn ngữ của người dùng hay chưa, đây là những mục quan trọng nhất trong Landing page bởi đó là những gì “đập vào mắt” người dùng đầu tiên. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc sử dụng những nội dung dài để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm của bạn thực sự tốt hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh.

3/ Có câu “Trả lời” đúng cho mong đợi và nhu cầu của khách hàng từ những hành động trước đó của họ

Hãy kiểm tra bằng cách sử dụng từ khoá từ quảng cáo trong Landing page của bạn. Luôn tìm hiểu thị trường mục tiêu, hoạt động chính trên kênh nào và chú ý gửi đúng thông điệp mà bạn muốn gửi gắm tới người dùng trên Landing page của bạn.

4/ Tạo dựng sự uy tín và niềm tin cho công ty

Hãy thử thêm vào Logo của công ty hay cả Logo của đối tác, có thể là một Case study đã thực hiện cho khách hàng, những câu trích dẫn của khách hàng, đặc biệt là lời nhận xét hoặc những thành tựu mà công ty đã giành được. Tất cả đều là những thứ vô cùng thiết để xây dựng một Landing page hấp dẫn và thu hút, và quan trọng nhất vẫn chính là sự uy tín.

5/ Thử các ưu đãi khác nhau để thu thập thông tin khách hàng

Nếu những phiên bản trải nghiệm 1 tháng cho dịch vụ của bạn không đủ thu hút người dùng, hãy thử những phương pháp khác để có thể thu thập thông tin của họ, một Ebook miễn phí cũng là một cách hay. Khi Call to action trên Landing page của bạn chỉ yêu cầu địa chỉ email hay số điện thoại, người dùng tiềm năng sẽ sẵn sàng trao đổi để nhận lấy giá trị đặc biệt mà bạn mang lại.

6/ Giảm thời gian tải trang

Khi điện thoại ngày càng trở thành xu thế để tìm kiếm trên Internet thì tốc độ tải trang trở nên vô cùng quan trọng trong trải nghiệm người dùng. Landing page của bạn tải càng nhanh thì tỷ lệ Bounce Rate (thoát trang) và bị bỏ qua càng thấp.

7/ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Các trang đích được thiết kế cho SEO thường có giao diện khác nhiều so với các trang được thiết kế bởi Paid Media. Search Engine có xu hướng chọn lọc gắt gao hơn về nội dung và độ uy tín của trang, bạn sẽ được hiển thị chỉ khi Search Engine tin rằng trang của bạn có khả năng tạo giá trị cho người dùng. Đó là lý do nội dung giám sát hiếm khi được xếp hạng trên Google.

Từ nghiên cứu từ khóa, xây dựng nội dung tốt, chú ý vào on-page và off-page,… tất cả đều quan trọng trong việc tối ưu công cụ tìm kiếm và sâu hơn chính là Landing page của bạn.

HIỂU VÀ NHẮM ĐÚNG MỤC TIÊU TRONG GOOGLE ADS

HIỂU VÀ NHẮM ĐÚNG MỤC TIÊU TRONG GOOGLE ADS

Trong marketing nói chung và quảng cáo nói riêng thì việc nhắm đúng khách hàng mục tiêu là việc vô cùng quan trọng. Dù bạn có thiết kế một quảng cáo tốt đến đâu, content hay thế nào, hình ảnh đẹp ra sao mà quảng cáo của bạn không được hiển thị đến đúng người đúng thời điểm thì tất cả dường như trở nên vô nghĩa.

Vậy nên hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các cách nhắm mục tiêu trong khi quảng cáo trên nền tảng google nhé!

1/ Nhắm mục tiêu dựa trên đối tượng (Audience targeting)

  • Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học (Demographics): là cách target dựa trên mức độ hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ của bạn đối với người dùng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mối quan hệ,…khác nhau. Ví dụ nếu sản phẩm của bạn là mỹ phẩm, bạn có thể target chính đến những người giới tính nữ, tuổi từ 18-45,…

  • Nhắm mục tiêu theo đối tượng chung sở thích (Affinity): là việc bạn target đến những người có sở thích nào đó mà bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ có. Ví dụ bạn bán mỹ phẩm, có thể target đến những người có sở thích làm đẹp.
  • Nhắm mục tiêu In-Market: tức là target đến những người đã từng tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ nào đó trước đó. Những người này có thể đang tìm mua muốn sản phẩm giống của bạn hoặc đã mua trước đó nhưng vẫn có nhu cầu. Những sản phẩm có giá trị lớn hoặc không thể ra quyết định liền có thể target đến nhóm đối tượng này ví dụ sản phẩm của bạn là bất động sản hoặc bảo hiểm chẳng hạn. Ví dụ bạn bán khoá học tiếng anh, bạn có thể target đến những người đã từng tìm kiếm về việc học ngoại ngữ.

  • Nhắm mục tiêu theo mục đích tuỳ chỉnh (Custom intent): Là việc bạn chọn các cụm từ khoá mà khách hàng mục tiêu của bạn có thể tìm kiếm, hoặc những cụm từ khoá liên quan đến sở thích, mối quan tâm của họ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các URL liên quan đến khách hàng của bạn hoặc họ có thể truy cập. Sau đó, google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn đến những khách hàng truy cập các trang web tương tự. Ví dụ bạn bán khoá học marketing, bạn có thể dùng cách nhắm đối tượng này và nhắm đến những người đã từng truy cập những trang web tương tự nguyenduycuong.net chẳng hạn.

  • Nhắm mục tiêu theo đối tượng tương tự (similar audience): Là một cách để bản có thể mở rộng tệp khách hàng của bạn bằng cách nhắm mục tiêu đến những người có sở thích giống những người trong danh sách remarketing của bạn. Tuy rằng, những người này không trực tiếp tìm kiếm sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp nhưng việc họ giống khách hàng của bạn cho thấy có thể họ cũng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

  • Tiếp thị lại: Là việc bạn quảng cáo lại những người đã từng vào trang web của bạn, tương tác với quảng cáo của bạn,… những người có thể đã từng mua hàng của bạn hoặc chưa. Do đó, việc remarketing có thể khiến họ quay trở lại hoàn tất việc mua hàng hoặc mua mới.

2/ Nhắm mục tiêu dựa trên nội dung

  • Nhắm mục tiêu dựa trên chủ đề (Topics): việc nhắm mục tiêu này có thể giúp bạn đặt quảng cáo của mình trên những trang web liên quan có chủ đề cụ thể mà bạn đã chọn trong mạng hiển thị của google.

  • Nhắm mục tiêu dựa trên vị trí (placement): Là việc bạn có thể chọn những trang web cụ thể trong mạng hiển thị hoặc kênh, video cụ thể trên youtube để hiển thị quảng cáo. Ví dụ bạn kinh doanh đồ điện tử, bạn có thể lựa chọn những trang web liên quan đến điện tử, review điện tử,..trong mạng hiển thị của google để hiển thị quảng cáo của bạn.
  • Nhắm mục tiêu theo từ khoá nội dung (content keyword): là việc bạn chọn những từ khoá mà bạn nghĩ khách hàng mục tiêu của bạn có thể tìm kiếm.

3/ Nhắm mục tiêu theo thiết bị

Là việc nhắm mục tiêu theo các thiết bị mà người dùng dùng để truy cập bao gồm: máy tính, di động, máy tính bảng và tivi.

Vậy là giờ chúng ta đã hiểu về cách để nhắm mục tiêu khi quảng cáo google ads, ta cũng có thể kết hợp nhiều cách target này lại với nhau để thu hẹp đối tượng và đem lại kết quả tốt nhất.

NHỮNG CÁCH ĐỂ ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN DỊCH PERFORMANCE MARKETING!!!

NHỮNG CÁCH ĐỂ ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN DỊCH PERFORMANCE MARKETING!!!

So với những kênh Marketing truyền thống, Digital Marketing có lợi thế lớn hơn là đo lường được hầu như tất cả. Vậy đo lường và đánh giá chiến dịch Performance Marketing như thế nào? Xem ngay!

1. A/B TESTING

Khi triển khai một chiến dịch nào đó, có rất nhiều ý tưởng về content, design, promotion,… tuỳ vào bất kỳ sản phẩm/dịch vụ trong chiến dịch. Từ đó thay đổi title, giọng điệu, trích dẫn,.. để tối ưu cơ bản. Trong quá trình xác định lại đúng hướng đi hoặc ý tưởng thực thi sẽ đánh giá được hiệu quả chiến dịch Performance Marketing đang hiệu quả ở chỗ nào nhất.

2. TỐI ƯU CONTENT

Yếu tố chính: 

  • Tạo sự thu hút: Trong 2 dòng đầu tiên nếu không có sự thu hút mạnh mẽ thì bạn sẽ dễ mất cơ hội tiếp cận khách hàng.
  • Cung cấp thông tin: Sau khi tạo nội dung thu hút thì thông tin đưa vào phải thực tế, đúng với sự kỳ vọng của khách hàng, nên chú ý không quá câu view, giật tít.
  • CTA (Call To Action): Kêu gọi hành động để tạo ra chuyển đổi

Yếu tố phụ:

  • Trend: Áp dụng các xu hướng mới, bắt trend thị trường.
  • Hình ảnh: Ấn tượng với ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên
  • Lợi ích: Dựa vào lợi ích để content có cơ sở CAT với brand hoặc sản phẩm.

3. TỐI ƯU DESIGN

Một số thống kê cho rằng, những tone màu nóng thường sẽ đem lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn, tone màu nổi sẽ được dùng cho các trang thương mại điện tử. Hình ảnh nhất định phải ngắn gọn, súc tích, thông tin phải chính xác với landing page nhất là giá. 

Có thể tạo sự chú ý các màu đối lập với banner có CTA. Nhưng lưu ý này sẽ giúp đánh giá hiệu quả chiến dịch trở nên tốt hơn.

4. OPTIMIZATION 

Xác định lại chiến dịch truyền thông hiệu quả content, target,… (EST 20%). Khẳng định lại đúng hướng đi khách hàng đang quan tâm.

Có những Campaign không thể đạt được hiệu quả dù đã test nhiều hướng. Nếu đã thử nhiều phương pháp tối ưu hãy thử test lần 2, BACK-UP PLAN. Tái tạo campaign mới để tìm kiếm cơ hội reach mới. Tránh phụ thuộc vào campaign nhất định. Chuẩn bị trước campaign mới để khi campaign đang chạy giảm reach, đáp ứng cho nhu cầu Scale-Up. 

5. SCALE-UP

Nhiều vấn đề về Media sẽ xảy ra ở giai đoạn này, phần lớn gặp phải vấn đề không xác định được chiến dịch truyền thông nào thực sự hiệu quả hoặc làm sao mở rộng, tìm tệp khách hàng xung quanh mình?

Mở rộng đối tượng phát triển content để thực hiện mục đích sale-up (EST 70%). Tìm hàng vị lân cận xung quanh để mở rộng đối tượng. Hãy mở rộng TA (Target Audience) tùy theo mức độ phân tích và sự tương quan giữa các kênh đang hướng tới

6. ANALYTICS

Đảm bảo luôn giám sát real-time, đây là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả các chiến dịch Performance Marketing. Tối ưu thời gian theo dõi và báo cáo, chia sẻ thông tin, đọc dữ liệu,… có thể quản lý tốt nhiều dự án đang chạy cùng lúc.

pain-point

PAIN POINT LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI PAIN POINT

“Pain Point” là một thuật ngữ siêu kinh điển, là chìa khóa giúp các doanh nghiệp, cá nhân thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó đưa ra những sản phẩm và chiến lược kinh doanh phù hợp

1/ “Pain Point” – Điểm đau của khách hàng

Nhằm nói đến những vấn đề cụ thể, những “nỗi đau” mà khách hàng phải trải qua trong suốt quá trình họ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ

Những “Pain Point” này thường đa dạng, khó xác định. Bởi tuỳ vào từng tệp khách hàng và thị trường khác nhau mà sẽ có những “Pain Point” khác nhau. Điều này đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải có những bài khảo sát tâm lý, thói quen người tiêu dùng một cách thật chi tiết

Khi nắm bắt được những “Pain Point” ấy và tìm cách gỡ được nút thắt khó khăn của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ xác định được hướng đi đúng, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và thay đổi chiến lược Marketing sao cho đúng, trúng, hiệu quả.

Mục tiêu là chỉ cho khách hàng thấy được sản phẩm/dịch vụ của mình là sự lựa chọn tốt nhất và có khả năng đánh bay được những “nỗi đau” của họ

2/ Có mấy loại Pain Point?

  • Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất)
  • Khách hàng tiềm năng của bạn đang tốn quá nhiều thời gian cho nhà cung cấp/giải pháp/sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả hơn.

  • Process Pain Point (điểm đau về quá trình)
  • Khách hàng tiềm năng của bạn muốn cải thiện quy trình mua hàng vì phức tạp hoặc khó sử dụng.

  • Financial Pain Point (điểm đau về tài chính)
  • Khách hàng tiềm năng của bạn đang phải chi quá nhiều tiền cho nhà cung cấp/giải pháp/sản phẩm và dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn giảm chi tiêu ấy xuống.

  • Support Pain Point (điểm đau về sự hỗ trợ)
  • Khách hàng của bạn không nhận được sự hỗ trợ mà họ cần trong khâu tư vấn và khâu mua hàng… 

    3/ Vậy những “nỗi đau” đó là gì?

    Là những vấn đề, khó khăn mà cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của bạn đã và đang gặp phải và cần được giải quyết ngay. Pain Point ở đây chính là những điểm yếu mà khách hàng không thể tự mình xử lý. 

    Vì vậy họ sẽ có nhu cầu mua 1 sản phẩm hoặc sử dụng 1 dịch vụ để giúp họ giải quyết nỗi đau

    4/ Lợi thế khi biết được “Pain Point” của khách hàng?

    Điều này cho phép các doanh nghiệp làm chủ được những điểm “ngứa” của khách hàng. Từ đó thúc đầy họ tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ nhanh hơn và mua sản phẩm nhiều hơn.

    Rõ ràng chúng ta sẽ chỉ hướng đến và gắn bó trung thành với những sản phẩm có thể giải quyết được nhu cầu thực tế của bản thân mình thôi phải không nào?

    Ví dụ: Khách hàng muốn giảm bớt thời gian nấu ăn xuống vì còn bận chạy deadline. Họ thấy bếp ga nhà mình phải nấu đồ ăn gần 1 tiếng mới chín và thấy khó chịu về điều đó. Đây chính là một “pain point” về năng suất, họ mong muốn một giải pháp tiết kiệm thời gian hơn, cụ thể một loại bếp (bếp từ) nhanh hơn chỉ trong vòng nửa tiếng.

    INBOUND MARKETING & OUTBOUND MARKETING!!!

    INBOUND MARKETING VÀ OUTBOUND MARKETING!!!

    1/ Inbound Marketing là gì?

    Thu hút khách hàng về phía thương hiệu một cách tự nhiên thông qua quá trình “điều hướng”. Phương thức quảng cáo dựa trên nguyên tắc “cho đi và nhận lại”: bạn đưa ra những gợi ý khách quan giúp khách hàng tự tìm ra đáp án cho chính vấn đề của họ, để rồi khi cho nhu cầu, họ sẽ tìm tới bạn đầu tiên

    2/ Outbound Marketing là gì?

    Thu hút đối tượng mục tiêu thông qua việc gửi thông điệp tới đám đông (qua xác định hành vi, sở thích cụ thể để tìm ra những điểm chạm tối ưu). Hướng tới sự tối ưu hiệu quả tính chuyển đổi dựa trên sự phối hợp đa kênh.

    3/ Cách phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing!