pain-point

PAIN POINT LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI PAIN POINT

“Pain Point” là một thuật ngữ siêu kinh điển, là chìa khóa giúp các doanh nghiệp, cá nhân thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó đưa ra những sản phẩm và chiến lược kinh doanh phù hợp

1/ “Pain Point” – Điểm đau của khách hàng

Nhằm nói đến những vấn đề cụ thể, những “nỗi đau” mà khách hàng phải trải qua trong suốt quá trình họ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ

Những “Pain Point” này thường đa dạng, khó xác định. Bởi tuỳ vào từng tệp khách hàng và thị trường khác nhau mà sẽ có những “Pain Point” khác nhau. Điều này đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải có những bài khảo sát tâm lý, thói quen người tiêu dùng một cách thật chi tiết

Khi nắm bắt được những “Pain Point” ấy và tìm cách gỡ được nút thắt khó khăn của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ xác định được hướng đi đúng, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và thay đổi chiến lược Marketing sao cho đúng, trúng, hiệu quả.

Mục tiêu là chỉ cho khách hàng thấy được sản phẩm/dịch vụ của mình là sự lựa chọn tốt nhất và có khả năng đánh bay được những “nỗi đau” của họ

2/ Có mấy loại Pain Point?

  • Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất)
  • Khách hàng tiềm năng của bạn đang tốn quá nhiều thời gian cho nhà cung cấp/giải pháp/sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả hơn.

  • Process Pain Point (điểm đau về quá trình)
  • Khách hàng tiềm năng của bạn muốn cải thiện quy trình mua hàng vì phức tạp hoặc khó sử dụng.

  • Financial Pain Point (điểm đau về tài chính)
  • Khách hàng tiềm năng của bạn đang phải chi quá nhiều tiền cho nhà cung cấp/giải pháp/sản phẩm và dịch vụ hiện tại của họ và họ muốn giảm chi tiêu ấy xuống.

  • Support Pain Point (điểm đau về sự hỗ trợ)
  • Khách hàng của bạn không nhận được sự hỗ trợ mà họ cần trong khâu tư vấn và khâu mua hàng… 

    3/ Vậy những “nỗi đau” đó là gì?

    Là những vấn đề, khó khăn mà cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của bạn đã và đang gặp phải và cần được giải quyết ngay. Pain Point ở đây chính là những điểm yếu mà khách hàng không thể tự mình xử lý. 

    Vì vậy họ sẽ có nhu cầu mua 1 sản phẩm hoặc sử dụng 1 dịch vụ để giúp họ giải quyết nỗi đau

    4/ Lợi thế khi biết được “Pain Point” của khách hàng?

    Điều này cho phép các doanh nghiệp làm chủ được những điểm “ngứa” của khách hàng. Từ đó thúc đầy họ tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ nhanh hơn và mua sản phẩm nhiều hơn.

    Rõ ràng chúng ta sẽ chỉ hướng đến và gắn bó trung thành với những sản phẩm có thể giải quyết được nhu cầu thực tế của bản thân mình thôi phải không nào?

    Ví dụ: Khách hàng muốn giảm bớt thời gian nấu ăn xuống vì còn bận chạy deadline. Họ thấy bếp ga nhà mình phải nấu đồ ăn gần 1 tiếng mới chín và thấy khó chịu về điều đó. Đây chính là một “pain point” về năng suất, họ mong muốn một giải pháp tiết kiệm thời gian hơn, cụ thể một loại bếp (bếp từ) nhanh hơn chỉ trong vòng nửa tiếng.

    Comments are closed.