Content là một trong những yếu tố quan trọng trong các chiến dịch truyền thông, có thể nói nội dung hay sẽ phần nào quyết định được thành công của chiến dịch. Để xây dựng nội dung hay thì không thể thiếu “Strategy”. Vậy Content Strategy là gì? Làm sao để xây dựng Content Strategy hiệu quả? Hãy cùng Peakads khám phá thuật ngữ này trong bài viết ngày hôm nay nhé!
1/ Content Strategy là gì?
Content Strategy (hay Chiến lược nội dung) là việc đưa ra kế hoạch, định hướng, nguyên tắc, cách thức phát triển, sáng tạo nội dung nhằm đạt mục tiêu tiếp thị, truyền thông. Chiến lược nội dung được xem là tầm nhìn cao cấp, dài hạn giúp nội dung được phát triển đúng định hướng trong tương lai, hỗ trợ bạn đạt các mục tiêu của mình. Chiến lược nội dung tốt sẽ tạo nên khung sườn nội dung thật vững chắc cho kênh truyền thông của doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng giúp xác định những loại nội dung bao quát, tập trung vào từ khóa nào khi SEO để tạo sự khác biệt. Bên cạnh đó, Content Strategy còn giúp người viết định hướng được văn phong, quy trình đăng bài. Những nội dung được sáng tạo sẽ phù hợp hơn với mong muốn, nhu cầu của khách hàng mục tiêu, phù hợp quá trình SEO trong từng giai đoạn phát triển của thương hiệu.
2/ Vai trò của Content Strategy
Content Strategy xác định hướng đi chung của nội dung, nhờ đó mà việc sáng tạo nội dung của doanh nghiệp luôn được đồng nhất và hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Điều này không chỉ thống nhất được thông điệp truyền tải trong một chiến dịch Marketing của doanh nghiệp, mà nó còn tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và tích cực để gia tăng niềm tin cho khách hàng về thương hiệu. Việc đánh giá, đo lường hiệu quả của Content cũng dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có Content Strategy. Thiếu chiến lược nội dung, bạn khó lòng biết được nội dung đang khai thác chưa được hiệu quả để khắc phục hay phát huy những chủ đề nội dung đang được khách quan tâm.
3/ Cách xây dựng Chiến lược nội dung hiệu quả
3.1/ Mục tiêu của chiến lược nội dung hiệu quả
Xây dựng mục tiêu chiến lược nội dung càng cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý sát sao được kế hoạch cho mục tiêu của bạn. Dựa vào mục tiêu đã đặt ra, xây dựng mục tiêu thu hút khách hàng đúng theo định hướng nhưng vẫn không bị quá hạn chế hay thu hẹp về chủ đề nội dung.
3.2/ Xác định USP của nội dung
Điểm khác biệt trong nội dung chắc chắn là mấu chốt giữ chân khách hàng của bạn, vì vậy, việc xác định USP cho nội dung của bạn là điều rất quan trọng. USP của bạn có thể là những yếu tố sau: nội dung của bạn có bố cục, hình ảnh đẹp hơn, đầy đủ và cung cấp nhiều thông tin, kiến thức hơn,…
3.3/ Tiêu chuẩn của bài viết
Bên cạnh sự khác biệt và thu hút, nội dung của bạn cũng phải hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của của khách hàng, phù hợp cá tính thương hiệu. Bên cạnh đó, bài viết cũng cần tối ưu hóa về cấu trúc, giúp bạn tối ưu hóa cho SEO. Nội dung được sáng tạo cũng nên được cập nhật liên tục và có tính thực tế.
3.4/ Kênh truyền thông
Xác định nội dung phù hợp cho từng kênh truyền thông của doanh nghiệp sẽ giúp cho thông điệp của chiến dịch dễ dàng tiếp cận đến khách hàng của doanh nghiệp.
3.5/ Người phụ trách và deadline
Bạn cần phân công người chịu trách nhiệm nội dung, viết bài, phê duyệt, biên tập, đăng bài, theo dõi giám sát,… Qua đó, bạn có thể xác định được vai trò, trách nhiệm, tiến độ công việc của những người liên quan. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng đánh giá, điều chỉnh, thúc đẩy công việc đúng Deadline và có sự động viên khi cần thiết.
Bên cạnh việc xây dựng chiến lược Content Marketing cho doanh nghiệp thì việc đo lường và đánh giá hiệu quả Content Marketing cũng là một phần vô cùng quan trọng. Công việc này sẽ giúp cho các Marketer biết được liệu content của mình có đang đi đúng định hướng và đối tượng mục tiêu của mình hay không.
Vậy làm sao để đo lường và đánh giá hiệu quả content của các chiến lược marketing? Cùng khám phá ngay trong bài viết hôm nay của Peakads nhé!!!
1/ Tiêu chí đo lường và đánh giá hiệu quả Content Marketing
Muốn biết được content của doanh nghiệp có hấp dẫn và hiệu quả hay không cần đánh giá theo các tiêu chí như sau:
1.1/ Doanh thu
Đây là tiêu chí cần được đánh giá đầu tiên, vì doanh nghiệp nào cũng mong muốn cải thiện được doanh thu của mình. Dựa vào tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ biết được content có thu hút, hấp dẫn hay tác động đến khách hàng quan tâm hơn đến thương hiệu và chuyển đổi hành động hay không? Chỉ số đo lường: Số lượng giao dịch mua hàng từ các kênh.
1.2/ Nhận diện thương hiệu
Content Marketing liên quan mật thiết đến việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Chiến lược Content Marketing phải thực sự nổi bật và đem lại giá trị thì mới tạo được nhận diện và giữ chân khách hàng. Chỉ số đo lường: Traffic (lưu lượng truy cập), page views (số lượt xem trang), hoạt động trên mạng xã hội.
1.3/ Sự trung thành với thương hiệu
Khách hàng có thường xuyên lui tới kênh của bạn hay không là nhờ vào sự thu hút và khác biệt của content. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi các hoạt động, xu hướng và số liệu biến động để biết nội dung của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng và đối tượng hay không. Chỉ số đo lường: Đăng ký nhận newsletter, time on page (thời gian trên trang), bounce rate (tỷ lệ thoát trang).
1.4/ Tương tác
Tiêu chí này giúp rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp, chính vì vậy nội dung không chỉ đơn thuần là chia sẻ nội dung nữa mà còn mang lại giá trị thực cho khách hàng. Chỉ số đo lường: Số lượng like, share, comment bài viết.
1.5/ Leads (Khách hàng tiềm năng)
Trong Marketing, leads xác định một liên hệ thực sự giữa công ty và khách hàng tiềm năng. Số lượng và chất lượng khách hàng tiềm năng sẽ luôn là một trong những chỉ số chính về mức độ hoạt động hàng đầu.
Chỉ số đo lường: Đăng ký nhận newsletter, tỉ lệ chuyển đổi.
2/ Công cụ đo lường
2.1/ Google Analytics
Google Analytics là một công cụ cung cấp nhiều khả năng để phân tích và tối ưu hóa nội dung. Với Analytics, bạn có thể đánh giá số lượng người dùng đã đọc nội dung khác nhau của bạn, hiểu mối quan hệ giữa các kênh khác nhau và tìm các chỉ số cơ bản theo ý muốn.
2.2/ Socialbankers
Socialbakers là công cụ phù hợp cho việc theo dõi và quản lý phương tiện truyền thông xã hội của bạn. Nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng về tương tác “Like” và “Comment” khách hàng và cho phép bạn so sánh trực tiếp hiệu suất của bạn với đối thủ cạnh tranh. Để phân tích các chiến dịch, bạn sẽ có quyền xem đầy đủ số lượng tweet, lượt thích, nhận xét, câu trả lời hoặc mức lưu lượng truy cập…
2.3/ Chartbeat
Chartbeat không chỉ phân tích nội dung hiệu quả nhất của bạn, nó còn cung cấp phân tích người dùng theo thời gian thực: nguồn khách hàng, hành vi người dùng, thời gian trên trang và đường dẫn đến trang mong muốn. Trang tổng quan của nó hiển thị rõ ràng dữ liệu này trong thời gian thực, điều đó có nghĩa là quản trị viên trang web có thể phản ứng và tương tác nhanh chóng với người dùng.
2.4/ Social Mention
Social Mention là một công cụ nhanh chóng và miễn phí để kiểm tra các chủ đề và từ khóa thịnh hành. Khi bạn đánh cụm từ vào hộp tìm kiếm, Social Mention sẽ hiển thị cho bạn nhiều thông tin về lưu lượng, người hâm mộ… cho tất cả các nền tảng được liên kết và thực hiện điều này trong thời gian thực. Vì vậy đó là một phương pháp tuyệt vời tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm nội dung mới.
Hiện nay, việc chuyển đổi khách hàng bằng quảng cáo trên facebook không còn quá xa lạ với chúng ta. Để bài viết quảng cáo có tỷ lệ chuyển đổi cao thì Content Ads đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để viết Content Facebook Ads đẩy tỷ lệ chuyển đổi? Hãy đọc hết bài viết này để lưu ngay các bí kiếp giúp bạn viết tới đâu chuyển đổi đến đó nhé!!!!
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu qua khái niệm Content Ads là gì?
Content Ads là nội dung quảng cáo của một doanh nghiệp. Nói rộng hơn, nó là tên gọi chung của một chuỗi hoạt động sáng tạo, tập trung vào việc tạo ra và phân phối những nội dung có giá trị liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Cách viết Content Ads đẩy tỉ lệ chuyển đổi
Khi bắt đầu vào viết bài quảng cáo trên Facebook, bạn cần tập trung vào tiêu đề của nội dung vì nó chịu trách nhiệm thu hút sự chú ý cũng như quyết định việc khách hàng tiềm năng có nhấp vào quảng cáo hay không.
Bạn nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản và mạnh mẽ để tạo ra phản ứng cảm xúc với người đọc. Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn luôn tập trung vào các cách viết nội dung quảng cáo Facebook thu hút và suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng cho content quảng cáo Facebook của mình trở nên táo bạo, cụ thể:
1. Cung cấp số liệu đáng tin cậy
Một cách viết bài quảng cáo Facebook khác mà bạn có thể tham khảo là sử dụng số, phần trăm hoặc bất kỳ dữ liệu/số liệu nào có thể thu hút sự chú ý của khán giả. Hãy giới thiệu những con số ấn tượng để gây tò mò cho khách hàng của bạn.
2. Sử dụng từ ngữ gợi mở
Tiêu đề quảng cáo Facebook của bạn cần bao gồm những từ gợi mở – một thứ gì đó tác động, kéo mọi người ra khỏi thực tế, tạo ra một tác động cảm xúc ấn tượng. Lưu ý là tiêu đề của bạn nên có sự độc đáo, không sao chép của người khác.
3. Sử dụng dấu ngoặc trong câu tiêu đề quảng cáo Facebook
Đây là phương thức, cách viết nội dung quảng cáo Facebook cực hiệu quả để thu hút sự chú ý, tạo ra không khí khẩn cấp và giúp thúc đẩy khả năng nhấp chuột vào nội dung quảng cáo.
Không chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn, cách viết content Ads hiệu quả còn tập trung sử dụng hashtag để phân loại nội dung, xây dựng thương hiệu và cải thiện tỷ lệ tương tác với quảng cáo từ phía người dùng.
4. Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là mẹo viết content Facebook Ads chuẩn để thu hút thêm tương tác cho fanpage của bạn vì người dùng thường sẽ tò mò hơn, ví dụ như “Các bạn đã biết gì chưa? Một chương trình khuyến mãi chưa từng có sắp được chúng tôi triển khai”, v.v. Kết hợp với phần mềm quản lý bán hàng Facebook cũng là một giải pháp đơn giản để bạn đánh giá lịch sử tương tác của khách hàng tiềm năng, biết họ quan tâm gì để viết các tiêu đề quảng cáo phù hợp, hấp dẫn.
5. Có hành động cụ thể và quyết liệt
Bài viết quảng cáo của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nếu như bạn không có phần call to action cụ thể hoặc quyết liệt để thúc đẩy khách hàng hành động sau khi đọc bài viết của bạn, điều này dẫn đến việc bài viết sẽ bị lướt qua mà không để lại dấu ấn gì.
6. Tập trung chau chuốt 200 ký tự đầu tiên
Đa phần khách hàng sẽ để mắt đến nội dung đầu tiên, nếu nội dung đủ hấp dẫn và kéo khách hàng ở lại họ sẽ tiếp tục đọc hết bài viết của bạn, sau đó chuyển đổi hành động.
7. Sử dụng ngôn từ thân thuộc với khách hàng mục tiêu và trình bày đơn giản, dễ đọc
Việc sử dụng ngôn từ thân thuộc với khách hàng sẽ dễ tiếp cận tệp khách hàng của bạn hơn. Ngoài ra, bài viết nên hạn chế việc sử dụng quá nhiều hiệu ứng in nghiêng, in đậm sẽ làm cho bài viết của bạn bị rối mắt khó biết được ý chính hay phần quan trọng của bài viết.8. Tập trung vào giải pháp và lợi ích riêng biệt Để thúc đẩy khách hàng nhanh hơn, bạn nên highlight những lợi ích và giải pháp riêng biệt của công ty bạn đối với một nhóm khách hàng cụ thể, tránh ca ngợi quá nhiều về sản phẩm gây nhàm chán và khó lấy được lòng tin với khách hàng.
8. Tập trung vào giải pháp và lợi ích riêng biệt
Để thúc đẩy khách hàng nhanh hơn, bạn nên highlight những lợi ích và giải pháp riêng biệt của công ty bạn đối với một nhóm khách hàng cụ thể, tránh ca ngợi quá nhiều về sản phẩm gây nhàm chán và khó lấy được lòng tin với khách hàng.
Sự thành công của một nội dung cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cho dù những nội dung của bạn đem lại rất nhiều giá trị nhưng vẫn không thể chắc chắn được khách hàng có thể cảm nhận được chúng. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu nội dung của mình bằng cách kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai. Cùng Peakads điểm qua 4 câu hỏi giúp bạn kiểm tra ý tưởng trước khi triển khai nội dung nhé!
1/ Đó có phải là điều mà khách hàng mong muốn không?
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần vào sự thành công cho nội dung của bạn. Nếu nội dung của bạn phù hợp với đối tượng mà bạn đang hướng tới, thì giá trị nội dung mà bạn mang lại mới được phát huy.
Vậy làm sao để biết được khách hàng của bạn đang muốn biết về điều gì? Liệu khách hàng có cần đến thông tin của bạn hay không? Hãy làm theo các bước sau để tìm câu trả lời cho mình:
Đầu tiên, thiết lập quy trình đồng bộ với đại diện kinh doanh và đại diện dịch vụ khách hàng (nếu có).
Nghiên cứu câu hỏi và từ khóa của khách hàng tìm kiếm. Để làm điều này bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Answer the Public và BuzzSumo để thu thập câu hỏi từ khắp nơi trên thế giới, Keyword Surfer và Keywords Everywhere giúp thu thập và nghiên cứu các từ khóa trên internet, “Mọi người cũng tìm kiếm” tự động hoàn thành của Google,… cung cấp thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm tương tự.
Lưu ý: khi lựa chọn từ khóa nên cân nhắc về mặt số lượng, vì khi bạn chọn nhiều từ khóa, hướng đến chủ đề và đối tượng chung chung thì vẫn phải đảm bảo nội dung đầy đủ thông tin với tất cả các từ khóa. Ngược lại, khi bạn chọn ít từ khóa, hướng đến chủ đề và đối tượng cụ thể, bạn nên phân tích sâu vào từng từ khóa để làm rõ được vấn đề.
Quy trình vừa rồi không chỉ giúp bạn xác minh được ý tưởng mà còn hỗ trợ bạn phát triển nội dung tốt hơn.
2/ Ý tưởng này đã được thực hiện chưa?
Kiểm tra ý tưởng này đã được thực hiện hay chưa cũng là một việc cần thiết không kém. Nếu như bạn có ý tưởng hay, phù hợp với nguồn nhân lực sẵn có của công ty nhưng lại giống với những đối thủ cạnh tranh khác thì khách hàng của bạn khá khó có thể chấp nhận được.
Cách cơ bản nhất để biết được ý tưởng của bạn có bị trùng lặp với thương hiệu khác hay không là tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào kết quả hiển thị mà bác bỏ ý tưởng của mình. Thay vào đó, bạn nên phân tích và mổ xẻ nó để khai thác và phát triển những điểm mới và khác lạ trong ý tưởng của mình.
Vậy làm thế nào để ý tưởng trở nên nguyên bản và mới mẻ? Dưới đây là một số câu hỏi hướng dẫn xoay vòng những ý tưởng đó:
Khi xem các phiên bản đã được xuất bản của ý tưởng này, bạn nghĩ đến những câu hỏi và có những tò mò mới nào?
Mọi người bình luận hay nhận xét gì về nội dung đó? Họ có gợi ý hoặc đưa ra các góc độ mới để khám phá không?
Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một concept khác không?
Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không? Có cần tạo bức tranh tổng thể phạm vi rộng hơn không?
Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới không?
3/ Ý tưởng có phù hợp với mục tiêu tiếp thị không?
Rất khó để nội dung của bạn có thể đạt được hầu hết các mục tiêu tiếp thị. Chính vì thế bạn cần phân chia những mục tiêu nhỏ và lớn khác nhau để dễ kiểm soát và quản lý nội dung đi đúng hướng hơn. Một số ví dụ về mục tiêu chính và phụ như: – Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ đầu kênh.
Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ giữa kênh.
Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
Giúp khách hàng/clients tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm (hỗ trợ bán hàng).
Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung cuối kênh.Trở thành nguồn tài nguyên đáng tin cậy để xây dựng các backlink và gia tăng quyền hạn thương hiệu.
Mục tiêu của bạn có thể bị trùng lặp tuy nhiên phải đảm bảo mỗi nội dung luôn có mục tiêu cụ thể để hình thành nội dung rõ ràng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
4/ Ý tưởng có gợi ra phản ứng của khách hàng không?
Giá trị của nội dung sẽ dễ đi sâu vào tiềm thức của khách hàng hơn nhờ vào việc khơi gợi lên được phản ứng và cảm xúc cho khách hàng. Nếu nội dung thú vị sẽ khơi gợi cho khách hàng sự thích thú và tò mò hơn về thương hiệu.
Tuy nhiên, một chủ đề “nhàm chán” vẫn có thể tạo nên cho khách hàng nhiều cảm xúc. Ví dụ như những nội dung đơn giản như “làm thế nào…” vẫn đem lại cho khách hàng sự nhẹ nhàng và một chút thành tựu nếu được khai thác trọn vẹn.
Nhìn chung, ngành giải trí với các yếu tố như âm nhạc, phim ảnh, chương trình TV hay sách… đều chứa những nội dung nhất định. Ngành công nghiệp giải trí với những cách thức tiếp thị tài tình thực sự là một mảnh đất màu mỡ để chúng ta có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng cho nội dung. Hãy cùng Peakads tìm hiểu 7 bài học được rút ra từ các hoạt động giải trí sau đây nhé!
1/ Nội dung có thể là một sản phẩm
Có nhiều cách khác nhau để biến nội dung thành sản phẩm trong ngành công nghiệp giải trí. Nội dung có thể là nhiều loại trải nghiệm khác nhau. Một ví dụ điển hình là Disney – một trong những công ty truyền thông lớn nhất hiện nay. Disney có tất cả các loại phương tiện và nội dung khác nhau như phim, gameshow, album ca nhạc, truyền hình tin tức, sách và cả một công viên giải trí… Các nhà tiếp thị hãy khám phá những kênh nội dung khác nhau mà các đơn vị khác đang làm và tập trung vào những kênh nổi bật. Khi nhìn ra bên ngoài ngành của mình và ở các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực khác, chúng ta sẽ khám phá ra được nhiều sự lựa chọn mới mẻ hơn.
2/ Đa dạng hóa nội dung
Tại Disney, danh mục nội dung của họ sản xuất ra rất đa dạng. Không cần biết con trẻ thích nhạc, thích sách hay phim ngắn, Disney cung cấp hàng loạt những lựa chọn để phụ huynh có thể đáp ứng sở thích nhất định của con mình.
Việc đa dạng hóa nội dung mang lại hai lợi ích chính:
Là cách để gặp gỡ khán giả tiềm năng và đưa họ vào thế giới thương hiệu của bạn, bất kể lựa chọn định dạng nội dung của họ là gì..
Một khi khán giả đã bước vào thế giới của bạn, việc đa dạng hóa nội dung đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cách để thu hút họ.
3/ Tái sử dụng nội dung cho người hâm mộ
Theo thuật ngữ tiếp thị nội dung, “superfans” chỉ những khách hàng tiềm năng có khả năng trở thành khách hàng trung thành. Superfans có thể xem đi xem lại một nội dung đã phát hành đơn giản vì họ rất yêu thích và trung thành với nội dung đó. Điều quan trọng là nội dung đó luôn phải được thay đổi để phục vụ đối tượng khán giả này. Việc tạo ra sự trải nghiệm nội dung chính là nguyên nhân khiến họ say mê khám phá và muốn xem mãi không ngừng.
4/ Khuếch đại những nội dung hay nhất
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu chiến lược remarketing từ đâu thì hãy bắt đầu từ những nội dung có lượng truy cập lớn nhất. Điều này đã chứng minh những nội dung đó có tính thu hút, tương tác hoặc chuyển đổi, từ đó có thể tiếp tục mang lại những thành công nhất định. Vậy nên khi nhắc đến đa dạng hóa định dạng nội dung, cung cấp nội dung, cập nhật nội dung…, hãy ưu tiên lựa chọn những điểm truy cập lớn nhất để bắt đầu.
5/ Khác biệt giữa nội dung chính và phụ
Không phải mọi bài hát trong 1 album đều đứng đầu bảng xếp hạng, cũng như không phải mọi nội dung cũng đều được thứ xếp hạng cao trong danh mục tìm kiếm. Một nhà tiếp thị thông minh là người biết tạo sự khác biệt giữa nội dung chính và phụ đi kèm. Hãy suy nghĩ về việc sáng tạo thêm những nội dung phụ cuối kênh để giữ chân khách hàng trung thành thay vì chỉ tập trung quan tâm tới lượt xem và thứ hạng.
6/ Nội dung là một trải nghiệm đa kênh
Các nhà tiếp thị vẫn thường nghĩ đến các phương tiện truyền thông dưới dạng báo và tạp chí. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều định dạng và kênh khác nhau có thể truyền cảm hứng cho nội dung của bạn. Trong thế giới giải trí, nội dung có thể được thể được truyền đạt qua rất nhiều định dạng và kênh khác nhau, từ đó thu hút khách hàng có thể trải nghiệm theo nhiều phương diện.
7/ Nội dung là một phần của văn hóa
Việc theo dõi, cập nhật kịp thời những sự kiện giải trí, văn hóa, chính trị… đang diễn ra có thể giúp bạn áp dụng vào nội dung để phục vụ người xem. Điều quan trọng là bạn phải biết được khách hàng của mình là ai, có điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ để lựa chọn thông tin và lồng ghép thông điệp đó vào content một cách hài hòa nhất.
Content Marketing là một phương pháp giúp chuyển đổi khách hàng một cách hiệu quả. Để tận dụng tối đa lợi ích của content marketing, bạn phải thường xuyên cải tiến các chiến lược để có thể đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Để làm được điều này, bạn phải thu thập được những thông tin cần thiết bằng cách theo sát các chỉ số về content marketing. Thông qua những chỉ số này, bạn sẽ có thêm những hướng đi mới trong việc tối ưu hóa các chiến lược nội dung, từ đó giúp tăng khả năng hiển thị và tăng doanh thu bán hàng. Nói một cách khác, việc phân tích các chỉ số giúp bạn đánh giá được những mặt hiệu quả và không hiệu quả của nội dung đăng tải, biết được suy nghĩ của khách hàng về những nỗ lực marketing của bạn.
Vậy chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến những chỉ số nào trong content marketing? Hãy cùng Peakads tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1/ Thời gian khách hàng dành cho website
Thời gian khách hàng truy cập vào website của bạn càng lâu thì cơ hội chuyển đổi khách hàng càng cao. Nếu lượng thời gian khách hàng dành cho trang web của bạn cao thì đó là một tín hiệu tốt, thể hiện sự quan tâm của họ đối với nội dung của bạn. Hãy thường xuyên theo dõi các số liệu về thời gian trên website của mình và so sánh với các website khác để tìm ra những cách để giữ chân khách hàng lâu hơn tại website của mình. Nếu website của bạn đang thu hút được nhiều thời gian của khách nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, khi đó hãy kiểm tra lại lời kêu gọi hành động của bạn để khuyến khích khách hàng thực hiện những bước tiếp theo.
2/ Sự duy trì của khách hàng
Số liệu chính xác để đánh giá tỷ lệ duy trì của khách hàng chính là tỷ lệ khách truy cập và quay trở lại website. Nếu khách hàng quay lại website sau lần truy cập đầu tiên, rất có khả năng họ sẽ trở thành khách hàng truy cập thường xuyên của bạn.
3/ Số lượng khách hàng tiềm năng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng luôn là mục tiêu quan trọng trong các chiến dịch marketing. Bạn có thể theo dõi chỉ số khách hàng tiềm năng bằng cách tổng hợp số lượng khách hàng hoàn thành các biểu mẫu như đăng ký email, đăng ký trải nghiệm các mẫu dùng thử, chọn phiếu mua hàng…
4/ Kêu gọi hành động bằng tỷ lệ nhấp chuột
Việc sử dụng tỷ lệ nhấp chuột qua các lời kêu gọi hành động khác nhau có thể giúp bạn biết được từng phần nội dung đang được hoạt động như thế nào trong suốt quá trình. Bên cạnh đó, nên tìm hiểu xem liệu chúng cho gây ra sự cản trở nào cho khách hàng của bạn trong quá trình phát triển kênh của mình hay không. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc cách đặt nội dung so với vị trí mua hàng của khách. Những nội dung được tạo ra để đặc biệt thu hút khách hàng nên được ưu tiên đặt ở đầu kênh, những phần dành cho việc xây dựng mối quan hệ được đặt ở giữa và lời kêu gọi hành động nên đặt ở cuối cùng.
5/ Chia sẻ lên mạng xã hội
Phương tiện truyền thông là công cụ mạnh mẽ giúp bạn phát triển thương hiệu và chỉ số chia sẻ lên mạng xã hội chính là thước đo về sự phù hợp của nội dung với các khách hàng mục tiêu. Hãy sử dụng các nội dung đang hoạt động tốt nhất làm chuẩn cho những nội dung mới về sau để đáp ứng được những nhu cầu mà khách hàng đang mong mỏi.
6/ Sự tương tác trực tiếp qua các bài viết
Để hiểu người đọc nghĩ gì, hãy theo dõi mức độ tương tác trực tiếp với mỗi bài đăng của bạn. Việc theo dõi và phân tích chỉ số này giúp bạn hiểu rõ hơn những gì khách hàng yêu thích, những gì khách hàng từ chối và loại content nào có thể khơi dậy những cuộc thảo luận một cách hiệu quả. Hãy so sánh mức độ tương tác với bài đăng trực tiếp cũng như phần bình luận dưới mỗi bài đăng với các nội dung khác được tạo cùng thời điểm để rút kinh nghiệm và lên những ý tưởng tiếp theo hiệu quả hơn.
7/ Chi phí
Hãy theo dõi sát sao tỉ lệ lợi nhuận thu được của mỗi kế hoạch content marketing. Việc tính toán, so sánh chi phí sản xuất và phân phối từng nội dung với giá trị của mỗi khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn xác định được hiệu quả chi phí của các content marketing. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến các chi phí vô hình như chi phí phát sinh khi sử dụng các thiết bị điện tử, giá trị của thời gian bạn dành cho công việc sáng tạo content…
Nhìn chung, content marketing là một lĩnh vực sáng tạo, nó đòi hỏi kỹ năng tổ chức và phân tích của một người làm marketing. Hãy lưu ý đến những yếu tố trên để có cái nhìn bao quát về hành vi của khách hàng cũng như xác định được mức độ hiệu quả mà chiến lược content marketing của bạn mang lại. Việc cần bằng được yếu tố nghệ thuật và khoa học trong content marketing chính là chìa khóa giúp bạn mở được cánh cửa thành công trong thời đại số.
Phần 1: http://peakads.vn/blog/quang-cao-la-gi-tat-tan-tat-ve-quang-cao-ma-ai-cung-can-biet-p1
5/ Các kênh quảng cáo online
5.1/ Quảng cáo Google Ad
Hiện nay, Google là kênh quảng cáo không thể thiếu trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Google Ads là hình thức quảng cáo trả tiền dựa trên số lượt click của người dùng. Thông qua những từ khóa tìm kiếm của người dùng, Google sẽ hiển thị những quảng cáo phù hợp cho khách hàng và đem đến 80% cơ hội khách hàng truy cập vào website của người bán. Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng với mức chi phí hợp lý thì đây chắc chắn là hình thức quảng cáo đáng để lựa chọn.
Google Ads hiện chia làm 6 loại hình quảng cáo cơ bản, bao gồm:
Google Search Ads
Google Display Network
Gmail Ads
Google Shopping Ads
Remarketing list
Google’s Video Youtube Ads
5.2/ Quảng cáo thương hiệu trên mạng xã hội
Ngày này, mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Tận dụng tính chất này, các doanh nghiệp đã sử dụng triệt để các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Linkedin…để quảng bá sản phẩm. Mạng xã hội không chỉ là nơi để quảng bá, cung cấp thông tin sản phẩm cho doanh nghiệp mà còn là nơi mà doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình ưu đãi…
Ưu điểm của hình thức quảng cáo này là doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật nội dung sản phẩm trên trang cá nhân mà không bị giới hạn về số lượng hay thời gian đăng tải, lợi thế này giúp doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng, thông tin cần truyền tải cũng sẽ nhanh chóng tiếp cận được với đông đảo khách hàng trên toàn cầu.
5.3/ Quảng cáo qua báo điện tử
Quảng cáo qua báo điện tử là hình thức được nhiều thương hiệu ưu tiên lựa chọn trong những năm gần đây vì mức độ uy tín cao, tạo được lòng tin cho khách hàng. Thông thường, các thương hiệu sẽ sử dụng báo điện tử có số lượng người truy cập đông đảo để triển khai các bài PR nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Một bài PR hiệu quả cần đáp ứng được những yếu tố sau:
-Nắm bắt được insight của khách hàng
– Thông tin về thương hiệu đúng và hấp dẫn
– Văn phong rõ ràng.
– Hình ảnh minh hoạ bắt mắt và thu hút.
5.4/ Quảng cáo email marketing
Email marketing là một kênh quảng cáo hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Nội dung của quảng cáo email marketing được triển khai theo từng giai đoạn trong chiến dịch, qua đó, doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng trong thời gian dài, đồng thời xây dựng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Không chỉ phát huy tác dụng trong việc giữ chân và tương tác với khách hàng cũ, email marketing còn là một công cụ quảng cáo giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi và lời tri ân khách hàng.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng các hình thức email marketing như:
– Email bán hàng
– Email chăm sóc khách hàng
– Email giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mãi
5.5/ Quảng cáo thương hiệu qua wifi marketing
Wifi marketing là hình thức quảng cáo được thiết lập dựa trên nhu cầu đăng nhập wifi miễn phí tại các điểm cung cấp wifi công cộng. Để được cung cấp quyền truy cập vào internet, người dùng sẽ phải tương tác với những thông tin quảng cáo mà doanh nghiệp yêu cầu. Bằng cách này, các thương hiệu có thể dễ dàng đưa những thông tin quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của mình hiển thị trên màn hình kết nối.
Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo wifi marketing bao gồm:
– Tăng nhận thức thương hiệu cho người dùng.
– Quảng bá hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ thông quá các kết nối với mạng xã hội.
– Lan truyền hình ảnh thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ bằng 1 cú nhấp chuột.
– Thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo khác.
Mặc dù vậy, việc yêu cầu đăng nhập mới có thể kết nối internet đôi lúc sẽ làm khách hàng cảm thấy phiền phức và từ chối kết nối, đó cũng chính là nhược điểm mà hình thức quảng cáo này có thể gặp phải.
5.6/ Quảng cáo thương hiệu qua những influencer
Ngày nay, các influencer được đánh giá dựa trên lượng follow lớn trên các nền tảng mạng xã hội … Influencer marketing từ đó cũng trở thành một chiến lược quảng cáo mà doanh nghiệp có thể tận dụng mối quan hệ vốn có giữa các influencer với những người theo dõi để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Mức độ ảnh hưởng của các influencer tỉ lệ thuận với mức chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả. Để đánh giá một influencer, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố:
– Độ phủ: Được đo lường bằng lượt người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội cá nhân hoặc fanpage cá nhân của influencer đó.
– Sự liên quan: Mức độ tương đồng, phù hợp giữa hình tượng của influencer với hình tượng của nhãn hàng.
– Mức độ tương tác: Đánh giá trên tỷ lệ tương tác (like, share, comment) của cộng đồng fan với trang cá nhân và fanpage đó.
– Chỉ số cảm xúc: Tình cảm và mức độ ưu tiên của cộng đồng dành cho influencer, yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến sự yêu thích và tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu.
6/ Các kênh quảng cáo offline
6.1/ Quảng cáo ngoài trời (Out of home Advertising)
Quảng cáo ngoài trời, hay còn gọi là “Quảng cáo OOH” là loại quảng cáo mà khách hàng sẽ bắt gặp mỗi khi ra khỏi nhà. Chúng ta có thể bắt gặp loại hình quảng cáo này ở bất cứ đâu, từ các trung tâm thương mại, tòa nhà cho đến các phương tiện công cộng…
Tại Việt Nam, các hình thức quảng cáo ngoài trời phổ biến thường có:
– Trên các biển quảng cáo lớn như pano, billboard,…
– Biển quảng cáo tầm thấp như biển hộp đèn, nhà chờ xe bus,…
– Màn hình kỹ thuật số ngoài trời (DOOH).
– Quảng cáo tại các địa điểm cụ thể như bệnh viện, nhà ga, siêu thị…
– Quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng: Taxi, xe bus, máy bay, tàu hoả,…
6.2/ Quảng cáo trên truyền hình
Dù là một hình thức quảng cáo mang tính truyền thống, tuy nhiên không thể phủ nhận những hiệu quả rõ rệt mà quảng cáo trên truyền hình mang lại nhờ những ưu điểm nổi bật như:
– Có khả năng gây chú ý: bởi sự kết hợp sinh động giữa âm thanh, hình ảnh, màu sắc và các kỹ xảo giúp tạo ra những hình ảnh sống động và chân thật nhất đến với người xem.
– Phạm vi tiếp cận rộng: Quảng cáo truyền hình phù hợp với mọi đối tượng, mọi độ tuổi và mọi giới tính.
– Có tính năng giới hạn về phạm vi địa lý: Nhờ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn những địa điểm phù hợp để phân phối sản phẩm.
– Có tính động: Tạo được khả năng kích thích và thu hút sự chú ý của não bộ.
Các hình thức quảng cáo trên truyền hình được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
– Quảng cáo bằng TVC.
– Quảng cáo bằng Pop-up.
– Quảng cáo bằng Logo, chạy chữ, banner trong các chương trình.
– Tài trợ các chương trình, gameshow, trận đấu được phát trực tiếp trên TV.
6.3/ Tổ chức sự kiện, từ thiện
Tổ chức sự kiện và các hoạt động từ thiện là cầu nối hiệu quả giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng và các đối tác tiềm năng, qua đó có thể thu hút sự chú ý và tạo dựng niềm tin với họ. Các doanh nghiệp có thể lên các kế hoạch triển khai hoạt động từ thiện và tổ chức sự kiện như:
– Sự kiện ra mắt sản phẩm mới, giới thiệu dịch vụ, khai trương, khánh thành.
– Sự kiện triển lãm, tổ chức trưng bày sản phẩm tại điểm bán.
– Lễ kỷ niệm, liên hoan
– Sự kiện họp báo, các hoạt động thông cáo báo chí khác
– Sự kiện nhằm mục đích gây quỹ hay các chương trình từ thiện
Bài viết trên đây là cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo và các loại hình quảng cáo phổ biến được sử dụng tại Việt Nam hiện nay. Việc lựa chọn những phương thức quảng cáo phù hợp với thương hiệu của mình và kết hợp khéo léo nhiều phương thức với nhau chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả cao nhất cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Content facebook là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin cũng như quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội Facebook. Hãy cùng Peakads khám phá những điều thú vị xoay quanh content facebook qua bài viết dưới đây nhé!
1/ Content facebook là gì?
Content facebook được hiểu đơn giản là nội dung được đăng tải trên facebook. Content facebook được sử dụng trong những hoạt động truyền thông – marketing nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Content càng hấp dẫn sẽ càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
2/ Các hình thức content facebook thường gặp
2.1/ Content video
Đây là hình thức content marketing mà ở đó doanh nghiệp sử dụng những video chứa những thông tin cần thiết để gửi đến khách hàng. Các loại video content thường gặp hiện nay gồm hình động GIF, live video, video feedback của khách hàng, vlog, video review sản phẩm của KOL…
Ưu và nhược điểm của content video
Ưu điểm:
Khả năng tương tác tốt: Theo thống kế, khả năng tương tác và chia sẻ content video cao hơn gấp 10 lần so với các loại content khác. Đó là lí do vì sao sản xuất content video luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Content video góp phần cải thiện tỉ lệ chuyển đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Việc theo dõi những video sinh động trên facebook giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định nhanh hơn về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Có thể sử dụng lâu dài: Các video sau khi được sử dụng cho chiến dịch marketing có thể được tái sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, việc sản xuất ra một video chỉn chu có thể tốn kém rất nhiều chi phí và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho một video chất lượng. Hình ảnh sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu, nếu doanh nghiệp làm một content video không hiệu quả sẽ khiến người xem nghĩ rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó cũng không thực sự có chất lượng.
2.2/ Content meme
Những năm gần đây, content meme trở nên vô cùng phổ biến vì tính hài hước và đem lại sự thư giãn cho người xem. “Meme” là một biểu tượng về văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền từ người sang người khác trên mạng xã hội với mục đích chuyển tải một hiện tượng, chủ đề hoặc ý nghĩa nào đó mà meme đại diện.
Các hình thức content meme
Meme dạng hình ảnh kèm chữ: Đây là loại content meme phổ biến nhất hiện này được tất cả các trang mạng xã hội sử dụng như một hình thức giải trí từ fanpage đến trang cá nhân.
Meme dạng ảnh động (gif): Đây là loại content meme mới nổi lên từ đầu năm 2018 qua việc sử dụng gif xây dựng các meme nhằm tăng tính hài hước trong xu hướng thể hiện trào lưu.
Rage comics: Với hình thức truyện tranh ngắn có những hình ảnh hài hước hay những mặt troll vui nhộn, loại hình content meme này cũng đã trở nên phổ biến không kém trong những diễn đàn và những bình luận trên mạng xã hội hiện nay.
Meme đoạn video ngắn: Tương tự như một đoạn gif, meme với hình thức một đoạn video ngắn cũng đang được sử dụng khá nhiều hiện nay.
2.3/ Content guide
Tương tự như một trang Blogspot, content guides thường được người dùng đánh giá cao vì nội dung được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp. Ngoài việc cung cấp các thông tin chi tiết, hữu ích cho người dùng, content guides cần được thiết kế bắt mắt, hấp dẫn để truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả.
2.4/ Content list
Chúng ta thường gặp các bài viết ở hình thức này ở dạng danh sách tổng hợp như 10 loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân tốt nhất, 9 cách phối đồ chỉ với một chiếc chân váy… Loại content này được Google cũng như người dùng đánh giá rất cao.
2.5/ Mini game
Trong các chiến dịch marketing dài hạn, mini game đóng một vai trò rất quan trọng vì các lí do sau:
Giúp gia tăng khách hàng tiềm năng: Mimi game là một phương thức mang lại niềm vui cho khách hàng vì ai cũng thích được chơi và nhận quà, điều này hứa hẹn sẽ làm tăng lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ hiệu quả. Với phần thưởng là các sản phẩm của doanh nghiệp hoặc voucher mua sắm, người tham gia sẽ có thêm thiện cảm với thương hiệu và sẵn sàng ủng hộ những sản phẩm sau này mà không cần đắn đo.
Giúp tăng nhận diện thương hiệu: Mini game sẽ là một cách thức tương tác đầy thú vị và hấp dẫn với khách hàng, từ đó dễ dàng tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Giúp tăng doanh thu: Từ việc tăng khách hàng tiềm và tăng nhận diện thương hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng doanh thu về sau.
2.6/ Infographics content
Infographic (thiết kế đồ họa) content là hình thức thể hiện thông tin bằng hình ảnh trực quan. Những thông tin phức tạp khi được thiết kế dưới dạng biểu tượng, ký hiệu, bản đồ sẽ trở nên gọn gàng và bắt mắt hơn.
3/ 9 cách viết content facebook hay và hấp dẫn
Peakads sẽ chia sẻ cho bạn 9 cách để tạo ra một bài viết quảng cáo trên facebook hấp dẫn và thu hút được nhiều người quan tâm nhé!
3.1/ Xác định đúng đối tượng mục tiêu viết
Đây là một bước rất quan trọng trong việc tạo content facbook. Người viết cần phải xác định rõ các câu hỏi: Viết cho ai? Viết trong hoàn cảnh nào? Viết với mục đích gì? Từ đó mới xác định được đúng văn phong, cách dẫn dắt vào trọng tâm vấn đề sao cho phù hợp với đối tượng người đọc.
3.2/ Nội dung ngắn gọn, súc tích
Nên cung cấp thông tin ở mức độ đúng và đủ, tránh viết dài dòng, lan man vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó hiểu và nhàm chán.
3.3/ Xây dựng tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, vì vậy cần phải đặt tiêu đề một cách khéo léo khiến khách hàng chú ý và tò mò muốn tìm hiểu. Cần tập trung vào những khía cạnh mà khách hàng yêu thích và quan tâm để đưa vào tiêu đề, từ đó có thể thu hút được lượng tương tác tốt cho bài viết.
3.4/ Tối ưu hóa hình ảnh và video trong bài viết
Bài viết chứa hình ảnh hoặc video sẽ thu hút được nhiều người theo dõi hơn. Vì vậy nên chú ý đưa hình ảnh và video vào bài viết một cách hợp lý để tạo ấn tượng cho người xem.
3.5/ Tận dụng CTA
Người dùng mạng xã hội thường khá bị động, ít khi tương tác với nội dung trừ khi được yêu cầu làm một hành động gì đó. Vì vậy, nên sử dụng CTA một cách khéo léo để cải thiện tỉ lệ click và mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu.
3.6/ Xây dựng những bài viết mang tính định hướng, giáo dục cho người đọc
Bài viết của bạn nên cung cấp nhiều thông tin hữu ích và có giá trị hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm nhiều hơn và sẵn sàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp của bạn.
3.7/ Luôn nghĩ về khách hàng
Hãy luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu khách hàng muốn gì và cố gắng cung cấp đầy đủ những thông tin có giá trị cho khách hàng thông qua bài viết.
3.8/ Luyện đọc hằng ngày
Việc duy trì văn hóa đọc mỗi ngày sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều lối hành văn hay, thu thập được nhiều kiến thức bổ ích ở nhiều lĩnh vực và cập nhật được nhiều xu hướng, ý tưởng mới. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm một số sách chuyên về content để có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
3.9/ Thực hành viết đều đặn
Một bài viết hay không phải muốn là có thể viết ra ngay được mà phải trải qua quá trình luyện tập, viết lách thường xuyên để nâng cao tay nghề. Hãy biến việc viết lách trở thành một thói quen và thường xuyên viết ra những ý tưởng hay ho trong đầu để rèn luyện khả năng diễn đạt câu chữ của mình.
Thông thường các bài giải trí, hạ giá, khuyến mãi… thì luôn thường dễ đạt được lượng tương tác tốt hơn những bài post về dịch vụ hay sản phẩm. Tuy nhiên mục đích của mỗi người bán đều là bán hàng nên làm cách nào để khách hàng chú ý đến những bài post liên quan sản phẩm. Tìm hiểu ngay!!!
1/ Thời điểm nào là khung giờ vàng để đăng bài trên facebook?
Tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng của bạn là ai? Ai sẽ đọc những thông tin bạn đăng tải? Thói quen của người đó sẽ thường như thế nào?
Ví Dụ:
Đối tượng khách hàng của bạn 16-24 tuổi, họ sẽ còn đi học, đi làm thì thời điểm họ sử dụng MXH nhiều nhất sẽ thường vào lúc nào?
Hoặc nếu đối tượng là dân văn phòng làm 8 tiếng/ngày, họ thường xuyên online facebook, instagram. Hay khách hàng làm tự do thì họ sẽ đọc đc thông tin vào lúc nào.
=> Đối với những người bán hàng đều có thể trả lời dễ dàng những vấn đề này. Đối tượng của mình là 16-24 tuổi thì 70% nhóm khách này sẽ sử dụng điện thoại ngay khi mới thức dậy, tức là 6-8h sáng, hoặc khi đi học họ sẽ sử dụng điện thoại vào giờ giải lao…..
Tuy nhiên khung giờ vàng thường có nhiều đơn vị cạnh tranh khiến cho các bài post của bạn bị trôi qua nhanh chóng. Vậy bạn nên đăng vào những thời điểm như 12h đêm hoặc 7h sáng, thời gian này sẽ ít bị cạnh tranh và nếu đối tượng của bạn là đối tượng (cày game, đi chơi muộn, làm việc đêm….) thì có thể tiếp cận dễ dàng hơn.
2/ Các khung giờ vàng bạn nên chú ý
2.1/ Buổi sáng sớm (Từ 6h đến 8h)
Theo thống kê, có đến hơn 70% người dùng mở điện thoại, truy cập vào các nền tảng mạng xã hội ngay sau khi thức dậy để cập nhật tin tức hoặc giải trí sau 1 giấc ngủ dài.
Tương tự các page bán hàng, thì đây cũng được xem là thời điểm lý tưởng để đăng bài bán hàng thu hút khách hàng về trang của bạn
Đối với khung giờ này bạn nên đăng những tin tức hot, nội dung gây shock, bắt trend…. nhé
2.2/ Khung giờ buổi trưa (Từ 12h – 13h13p)
Ngoài khung giờ thức buổi sáng, thường người dùng là học sinh, sinh viên, dân văn phòng đều có thói quen lướt MXH trong giờ nghỉ trưa. Họ có thể sử dụng điện thoại từ lúc ăn đến lúc nghỉ và thường đặt đồ ở các trang thương mại điện tử
Đây là thời điểm tốt để bạn cho khách hàng biết bạn là ai, bạn kinh doanh gì? thực tế ở khung giờ này khách hàng thường sẽ có những hành động like, bình luận, nhắn tin tư vấn hoặc xin địa chỉ mua hàng trực tiếp
2.3/ Khung giờ buổi tối (Từ 20h – 22h)
Đây là khoảng thời gian hầu hết tất cả mọi người đều có thói quen. Đây là khoảng thời gian dễ thấy nhất, và đây là khoảng thời gian mọi người đều thư giãn sau ngày dài
Ở khoảng thời gian thư giãn này, nếu những món hàng của bạn kích thích nhu cầu của họ sẽ có tỉ lệ chốt đơn cao ngay.
Ở khung giờ này bạn thường đăng những sản phẩm thời trang, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, đời sống… hoặc những feedback tốt về trải nghiệm khách hàng.
Nếu biết cách dùng hiệu quả thì sức mạnh của từ “MỚI” như đưa chúng ta vào một cuộc phiêu lưu, một hành trình khám phá mới lạ mà trước đó chưa từng có
VD: Apple từ lâu đã hiểu được sức mạnh của “cái mới”. Họ diễn đạt lại “mới” theo nhiều cách để dụ người đọc nâng cấp iphone hoặc ipad nâng cấp iphone hoặc ipad vẫn đầy đủ chức năng của họ.
– Tất cả đều mới
– Tưởng tượng lại từ đầu
– Được phát minh lại từ trong ra ngoài
– Chúng tôi đã phải hoàn toàn suy nghĩ lại cách thiết kế bàn phím
– Chúng tôi đã thiết kế lại toàn bộ
– ….
2/ “MIỄN PHÍ”
Một trong những case thể hiện rõ nét về hiệu quả của cách vận dụng từ “MIỄN PHÍ” trong Marketing là trường hợp của Amazon. Khi họ chạy chiến dịch miễn phí vận chuyển với ĐH 1 franc (tầm 4k VNĐ), thì thật sự nó không khác lắm với Miễn Phí, thế nhưng người pháp lại bỏ qua và không hiệu quả. Họ liền thay thế “miễn phí vận chuyển” thì lại được đông đảo hưởng ứng nhiệt tình từ người tiêu dùng.
– Hướng dẫn chiến lược tiếp thị qua email từ a-z [Nhận Ebook miễn phí]
3/ “TƯỞNG TƯỢNG”
Ví dụ dễ hiểu về sức mạnh của từ “Tưởng Tượng” để giúp bạn hình dung ra ý nghĩa: “Hãy tưởng tượng bạn sử dụng khoá học này để áp dụng tư duy content đa kênh cho doanh nghiệp của bạn. Bạn biết cách triển khai content marketing cụ thể cho từng kênh, biết dùng công cụ tăng hiệu suất cho công việc, biết cách lên plan quản lý triển khai công việc… Chẳng mấy chốc, doanh nghiệp của bạn sẽ có những bước tiến rõ rệt.
4/ “TỨC THÌ”, “NGAY BÂY GIỜ”
Từ này có sức mạnh đánh vào nhận thức của khách hàng khá cao, và thường được dùng trong CTA
Hãy sử dụng những cụm từ sau trong bài viết bán hàng hoặc blog
– Truy cập ngay lập tức
– 3 phút đăng ký
– Bắt đầu khoá học miễn phí ngay bây giờ
Để khiến mọi người hài lòng về việc bắt đầu ngay lập tức, bạn có thể đưa ra những rủi ro
– Đảm bảo hoàn tiền 100% nếu không hài lòng
– Support 24/7 trong suốt quá trình sử dụng
– Không rủi ro
5/ “LÀM THẾ NÀO ĐỂ”
Không có gì ngạc nhiên khi các blog nổi tiếng thích sử dụng “cách thực hiện” trong tiêu đề của họ.
– Cách viết bài chuẩn SEO từ A-Z 2021
– Cách viết quảng cáo Facebook
– Cách xây dựng plan Marketing từ con số 0
“Cách thực hiện” sẽ càng hiệu quả khi có lời khuyên hiệu quả và giá trị
6/ “CON SỐ”
Các con số được sử dụng trong nội dung với mục đích tăng cường sức thuyết phục của bạn ngay lập tức. Chúng được xem là nguyên nhân thu hút sự chú ý.
VD:
– Trong 10 năm qua, chúng tôi đã kiếm được hơn 300.000 khách hàng trên khắp cả nước, khiến công việc kinh doanh trở nên tốt đẹp hơn.
– Với kinh nghiệm 5 năm thực chiến, khoá đào tạo của chúng tôi đã giúp 5000 sinh viên hiểu rõ hơn được về marketing, áp dụng và vận dụng kiến thức 1 cách hiệu quả nhất.