quang-cao-la-gi-peakads3

QUẢNG CÁO LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢNG CÁO MÀ AI CŨNG CẦN BIẾT (P2)

Phần 1:  http://peakads.vn/blog/quang-cao-la-gi-tat-tan-tat-ve-quang-cao-ma-ai-cung-can-biet-p1

5/ Các kênh quảng cáo online

5.1/ Quảng cáo Google Ad

Hiện nay, Google là kênh quảng cáo không thể thiếu trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Google Ads là hình thức quảng cáo trả tiền dựa trên số lượt click của người dùng. Thông qua những từ khóa tìm kiếm của người dùng, Google sẽ hiển thị những quảng cáo phù hợp cho khách hàng và đem đến 80% cơ hội khách hàng truy cập vào website của người bán. Nếu doanh nghiệp của bạn mong muốn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng với mức chi phí hợp lý thì đây chắc chắn là hình thức quảng cáo đáng để lựa chọn. 

Google Ads hiện chia làm 6 loại hình quảng cáo cơ bản, bao gồm:

  • Google Search Ads
  • Google Display Network
  • Gmail Ads
  • Google Shopping Ads 
  • Remarketing list
  • Google’s Video Youtube Ads

5.2/ Quảng cáo thương hiệu trên mạng xã hội

Ngày này, mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Tận dụng tính chất này, các doanh nghiệp đã sử dụng triệt để các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Linkedin…để quảng bá sản phẩm. Mạng xã hội không chỉ là nơi để quảng bá, cung cấp thông tin sản phẩm cho doanh nghiệp mà còn là nơi mà doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình ưu đãi… 

Ưu điểm của hình thức quảng cáo này là doanh nghiệp có thể thường xuyên cập nhật nội dung sản phẩm trên trang cá nhân mà không bị giới hạn về số lượng hay thời gian đăng tải, lợi thế này giúp doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng, thông tin cần truyền tải cũng sẽ nhanh chóng tiếp cận được với đông đảo khách hàng trên toàn cầu. 

5.3/ Quảng cáo qua báo điện tử

Quảng cáo qua báo điện tử là hình thức được nhiều thương hiệu ưu tiên lựa chọn trong những năm gần đây vì mức độ uy tín cao, tạo được lòng tin cho khách hàng. Thông thường, các thương hiệu sẽ sử dụng báo điện tử có số lượng người truy cập đông đảo để triển khai các bài PR nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Một bài PR hiệu quả cần đáp ứng được những yếu tố sau:

-Nắm bắt được insight của khách hàng

– Thông tin về thương hiệu đúng và hấp dẫn

– Văn phong rõ ràng.

– Hình ảnh minh hoạ bắt mắt và thu hút.

5.4/ Quảng cáo email marketing

Email marketing là một kênh quảng cáo hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Nội dung của quảng cáo email marketing được triển khai theo từng giai đoạn trong chiến dịch, qua đó, doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng trong thời gian dài, đồng thời xây dựng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Không chỉ phát huy tác dụng trong việc giữ chân và tương tác với khách hàng cũ, email marketing còn là một công cụ quảng cáo giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi và lời tri ân khách hàng. 

Hiện nay, các doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng các hình thức email marketing như:

– Email bán hàng

– Email chăm sóc khách hàng

– Email giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mãi

5.5/ Quảng cáo thương hiệu qua wifi marketing

Wifi marketing là hình thức quảng cáo được thiết lập dựa trên nhu cầu đăng nhập wifi miễn phí tại các điểm cung cấp wifi công cộng. Để được cung cấp quyền truy cập vào internet, người dùng sẽ phải tương tác với những thông tin quảng cáo mà doanh nghiệp yêu cầu. Bằng cách này, các thương hiệu có thể dễ dàng đưa những thông tin quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của mình hiển thị trên màn hình kết nối. 

Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo wifi marketing bao gồm: 

– Tăng nhận thức thương hiệu cho người dùng.

– Quảng bá hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ thông quá các kết nối với mạng xã hội.

– Lan truyền hình ảnh thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ bằng 1 cú nhấp chuột.

– Thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo khác. 

Mặc dù vậy, việc yêu cầu đăng nhập mới có thể kết nối internet đôi lúc sẽ làm khách hàng cảm thấy phiền phức và từ chối kết nối, đó cũng chính là nhược điểm mà hình thức quảng cáo này có thể gặp phải. 

5.6/ Quảng cáo thương hiệu qua những influencer

Ngày nay, các influencer được đánh giá dựa trên lượng follow lớn trên các nền tảng mạng xã hội … Influencer marketing từ đó cũng trở thành một chiến lược quảng cáo mà doanh nghiệp có thể tận dụng mối quan hệ vốn có giữa các influencer với những người theo dõi để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Mức độ ảnh hưởng của các influencer tỉ lệ thuận với mức chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả. Để đánh giá một influencer, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố:

– Độ phủ: Được đo lường bằng lượt người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội cá nhân hoặc fanpage cá nhân của influencer đó.

– Sự liên quan: Mức độ tương đồng, phù hợp giữa hình tượng của influencer với hình tượng của nhãn hàng.

– Mức độ tương tác: Đánh giá trên tỷ lệ tương tác (like, share, comment) của cộng đồng fan với trang cá nhân và fanpage đó.

– Chỉ số cảm xúc: Tình cảm và mức độ ưu tiên của cộng đồng dành cho influencer, yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến sự yêu thích và tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu. 

6/ Các kênh quảng cáo offline

6.1/ Quảng cáo ngoài trời (Out of home Advertising)

Quảng cáo ngoài trời, hay còn gọi là “Quảng cáo OOH” là loại quảng cáo mà khách hàng sẽ bắt gặp mỗi khi ra khỏi nhà. Chúng ta có thể bắt gặp loại hình quảng cáo này ở bất cứ đâu, từ các trung tâm thương mại, tòa nhà cho đến các phương tiện công cộng…

Tại Việt Nam, các hình thức quảng cáo ngoài trời phổ biến thường có: 

– Trên các biển quảng cáo lớn như pano, billboard,… 

– Biển quảng cáo tầm thấp như biển hộp đèn, nhà chờ xe bus,… 

– Màn hình kỹ thuật số ngoài trời (DOOH). 

– Quảng cáo tại các địa điểm cụ thể như bệnh viện, nhà ga, siêu thị… 

– Quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng: Taxi, xe bus, máy bay, tàu hoả,…

6.2/ Quảng cáo trên truyền hình

Dù là một hình thức quảng cáo mang tính truyền thống, tuy nhiên không thể phủ nhận những hiệu quả rõ rệt mà quảng cáo trên truyền hình mang lại nhờ những ưu điểm nổi bật như:

– Có khả năng gây chú ý: bởi sự kết hợp sinh động giữa âm thanh, hình ảnh, màu sắc và các kỹ xảo giúp tạo ra những hình ảnh sống động và chân thật nhất đến với người xem.

– Phạm vi tiếp cận rộng: Quảng cáo truyền hình phù hợp với mọi đối tượng, mọi độ tuổi và mọi giới tính.

– Có tính năng giới hạn về phạm vi địa lý: Nhờ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn những địa điểm phù hợp để phân phối sản phẩm.

– Có tính động: Tạo được khả năng kích thích và thu hút sự chú ý của não bộ.

Các hình thức quảng cáo trên truyền hình được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

– Quảng cáo bằng TVC. 

– Quảng cáo bằng Pop-up.

– Quảng cáo bằng Logo, chạy chữ, banner trong các chương trình. 

– Tài trợ các chương trình, gameshow, trận đấu được phát trực tiếp trên TV.

6.3/ Tổ chức sự kiện, từ thiện

Tổ chức sự kiện và các hoạt động từ thiện là cầu nối hiệu quả giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng và các đối tác tiềm năng, qua đó có thể thu hút sự chú ý và tạo dựng niềm tin với họ. Các doanh nghiệp có thể lên các kế hoạch triển khai hoạt động từ thiện và tổ chức sự kiện như: 

– Sự kiện ra mắt sản phẩm mới, giới thiệu dịch vụ, khai trương, khánh thành.

– Sự kiện triển lãm, tổ chức trưng bày sản phẩm tại điểm bán.

– Lễ kỷ niệm, liên hoan

– Sự kiện họp báo, các hoạt động thông cáo báo chí khác

– Sự kiện nhằm mục đích gây quỹ hay các chương trình từ thiện

Bài viết trên đây là cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo và các loại hình quảng cáo phổ biến được sử dụng tại Việt Nam hiện nay. Việc lựa chọn những phương thức quảng cáo phù hợp với thương hiệu của mình và kết hợp khéo léo nhiều phương thức với nhau chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả cao nhất cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu và sản phẩm. 

Comments are closed.