Checkpoint-la-gi-peakads-3-1

CHECKPOINT LÀ GÌ? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ HẠN CHẾ CHECKPOINT FACEBOOK?

Bỗng một ngày đẹp trời bạn vào Facebook và bất ngờ gặp phải bảng thông báo này: 

Điều này có nghĩa là tài khoản của bạn đã bị Facebook khóa checkpoint.

Vậy checkpoint là gì? Làm cách nào để “gỡ rối” khi gặp phải tình trạng này? Hãy cùng Peakads tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1/ Checkpoint là gì?

Checkpoint là một cơ chế bảo mật được Facebook thiết lập để bảo vệ tài khoản người dùng không bị tấn công. Đôi khi, vì một lý do nào đó mà người dùng Facebook đã để lộ thông tin đăng nhập cho người khác. Lúc này, Facebook phát hiện ra được trạng thái đăng nhập bất thường và sẽ kích hoạt checkpoint để tiến hành xác minh danh tính xem có đúng chủ sở hữu của tài khoản đang đăng nhập hay không. 

2/ Nguyên nhân dẫn đến checkpoint?

Tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau: 

  • Đăng nhập tài khoản trên một trình duyệt lạ chưa từng sử dụng trước đó. 
  • Đăng nhập tài khoản với một IP lạ so với địa chỉ IP bạn vẫn dùng thường ngày. 
  • Đăng nhập quá nhiều tài khoản trên một thiết bị 
  • Vi phạm một số điều khoản của Facebook: kết bạn hoặc tham gia quá nhiều group trong một thời gian ngắn, like quá nhiều lần trong ngày, spam lên trang cá nhân của người khác, đăng tải hình ảnh mang tính chất nhạy cảm…

3/ Các loại checkpoint hiện nay

Có 3 loại checkpoint được Facebook sử dụng trong quá trình xác thực bao gồm:

  • Checkpoint hình ảnh
  • Checkpoint giấy tờ
  • Checkpoint số điện thoại đăng ký

4/ Cách mở khóa checkpoint

Checkpoint hình ảnh

Facebook sẽ hiển thị một số hình ảnh bạn bè của chính chủ. Lúc này, việc bạn cần làm là xác nhận ai là ai trong loạt hình ảnh đó.

Checkpoint bằng số điện thoại hoặc email

Với hình thức này, facebook sẽ hiển thị thông báo gửi mã xác minh về số điện thoại hoặc email mà bạn dùng để đăng ký tài khoản. 

Checkpoint giấy tờ

Đây sẽ là loại xác minh phức tạp nhất mà Facebook yêu cầu bạn thực hiện. Thông thường bạn phải dùng chứng minh nhân dân của mình để vượt qua loại checkpoint này. Sau khi Facebook xác minh giấy tờ của bạn là chuẩn, tài khoản của bạn sẽ được hoạt động trở lại. 

5/ Cách hạn chế checkpoint

Thực tế thì bạn sẽ không thể nào tránh khỏi checkpoint một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế phần nào đó tình trạng này để việc sử dụng Facebook không bị gián đoạn bằng những cách sau: 

  • Cung cấp đầy đủ thông tin như số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh của bạn. 
  • Hạn chế kết bạn quá nhiều trong một thời gian ngắn. 
  • Không tham gia quá nhiều group trong một thời gian ngắn. 
  • Cài đặt xác thực 2 yếu tố cho Facebook. 
12 HÌNH THỨC QUẢNG CÁO FACEBOOK PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY!

12 HÌNH THỨC QUẢNG CÁO FACEBOOK PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY!

Không chỉ ngày càng phát triển mạnh mẽ mà hiện nay quảng cáo Facebook đã mở rộng phạm vi không thua kém gì Google. Xem ngay 12 hình thức quảng cáo hiện đang phổ biến nhé!

1/ Quảng cáo dạng băng chuyền (Carousel Ads) 

Là một dạng quảng cáo sẽ được hiển thị dưới dạng slide liên tiếp trên cả giao diện máy tính lẫn điện thoại di động.Ở hình thức quảng cáo này bạn có thể giới thiệu đến khách hàng 1 lúc nhiều sản phẩm/dịch vụ.

Khi quảng cáo hình thức này cần chú ý: 

– Hình ảnh sắc nét, kích thước 600×600

– Tiêu đề quảng cáo khoảng 25 ký tự

– Đoạn quảng cáo khoảng 90 ký tự

– Phần mô tả sản phẩm khoảng 30 ký tự

2/ Quảng cáo sản phẩm động (Dynamic Product Ads)

Hình thức này mang tính chất Remarketing cực hiệu quả, khi khách hàng chọn sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua, sản phẩm đó đồng thời sẽ xuất hiện lại trên newfeed của họ.

Một điểm lợi ở hình thức này là bạn chỉ cần tạo quảng cáo Facebook tất cả thông tin còn lại như tên sản phẩm, mô tả, URL hình ảnh, trang đích,…đều được nền tảng này thu thập và hoàn thành.

3/ Quảng cáo video đặc trưng (Feature Video)

Video có thể tạo sự hứng thú cao hơn so với hình ảnh hoặc bài viết bình thường. Do tính chất chuyển động, video cũng có thể truyền tải thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.

4/ Quảng cáo Facebook Leads

Tuy không phải là hình thức mới nhưng nó vẫn có thể đem về các phương thức liên lạc của khách hàng như email hay số điện thoại. Ngoài ra còn có thể giúp bạn thu hút thêm lượt truy cập và lượt xem trên website.

5/ Quảng cáo bỏ giỏ hàng (Abandoned Cart Ads)

Loại hình quảng cáo này được xem là một cách thức thúc đẩy tâm lý mua hàng của khách hàng trên website. Để quảng cáo hiệu quả, hãy thêm vào các voucher khuyến mãi 5% đến 10% để kích thích hành vi mua hàng của họ, khiến họ nhanh chóng thanh toán.

6/ Quảng cáo sự kiện (Event Responsive)

Quảng cáo sự kiện là một phương thức hay khi bạn muốn quảng bá thương hiệu đồng thời lôi kéo khách hàng cũ quay lại mua hàng trên website. Loại hình này giúp tăng lợi nhuận tốt hơn.

7/ Quảng cáo Click to Web Facebook (Domain Ads)

Đây là hình thức quảng cáo tích hợp Fanpage với Website, khi khách hàng click vào link quảng cáo sẽ tự động được điều hướng về website hoặc fanpage. Hình thức quảng cáo này được hiển thị ở dòng thời gian, cột bên phải (không hỗ trợ trên mobile – di động)

8/ Quảng cáo Click to Website Multi Products

Đối với cách này bạn có thể quảng cáo 5 hình ảnh sản phẩm khác nhau trong cùng một chiến dịch và mỗi sản phẩm có tiêu đề, mô tả riêng. Điều này khiến khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp bạn remarketing đối với những khách hàng chưa thực hiện hành vi chuyển đổi.

9/ Quảng cáo Page Likes

Quảng cáo này đi kèm với nút like page và phí sẽ được tính trên từng lượt like. Hình thức này khá phổ biến và phù hợp với các doanh nghiệp mới cần thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

10/ Quảng cáo dạng bài viết (Page Post Engagement)

Tác dụng của hình thức quảng cáo này là tăng tương tác cho các bài viết bán hàng.

11/ Quảng cáo Offer Claim

Bạn có thể tặng mã khuyến mãi cho thành viên trên fanpage, đi kèm với nó là Call to action “Get Offer” để kích thích mua hàng.

12/ Quảng cáo cài đặt ứng dụng

Loại hình quảng cáo này gồm có tên Fanpage, tên ứng dụng và nút call to action (Use app hoặc Install Now). Mục đích của nó là tăng lượt cài đặt ứng dụng trên điện thoại ở cả hai nền tảng Android và iOs. mang tính khiêu khích hay châm biếm một nhóm đối tượng nào đó

4 LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁC TỪ BỊ CẤM TRONG QUẢNG CÁO!!!

4 LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁC TỪ BỊ CẤM TRONG QUẢNG CÁO!!!

1/ Chọn sai mục tiêu Chiến dịch Facebook

Sai lầm lớn đầu tiên khi quảng cáo Facebook mắc phải là chọn sai mục tiêu chiến dịch, ví dụ khi thực hiện chạy quảng cáo lưu lượng truy cập (Traffic Ads) trong khi điều bạn thực sự muốn lại là chuyển đổi.

Facebook biết tất cả về những người sử dụng nền tảng này bao gồm cả lịch sử truy cập. Nếu bạn muốn tiếp cận những người từng cung cấp địa chỉ email hay số điện thoại, bạn nên chạy quảng cáo chuyển đổi (Facebook Ads Conversion) thay vì chạy quảng cáo lưu lượng truy cập.

2/ Sử dụng Boost Post để tăng mục tiêu chuyển đổi

Sai lầm lớn thứ hai khi quảng cáo Facebook mắc phải là chạy boost post (quảng cáo bài viết) để có được nhiều chuyển đổi hơn. Thường bạn có thể nhận được nhiều tương tác trên bài đăng nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn đang tạo được nhiều chuyển đổi nhé. Vì vậy, hãy “để dành” các bài boost post cho những thời điểm bạn muốn tăng mức độ tương tác trên bài đăng của mình và dành phần ngân sách quảng cáo Facebook này cho quảng cáo chuyển đổi thôi

3/ Lạm dụng từ “Bạn” và “Của bạn”

Sai lầm lớn tiếp theo này được liệt kê vào một danh mục gọi là “các quy tắc bất thành văn về vấn đề viết quảng cáo”. Trong các bài viết quảng cáo Facebook, tránh sử dụng các từ “bạn” và “của bạn” quá thường xuyên, mặc dù những từ đó hoạt động rất tốt trong email marketing, nhưng thuật toán của Facebook lại không ưu tiên những quảng cáo chứa đầy những từ ngữ này.

4/ Thiếu nhạy cảm với một số thị trường nhất định

Giả sử bạn là bên nhượng quyền đang tìm kiếm bên nhận quyền thương mại mới cho thương hiệu cafe của mình. Nếu bạn đăng một nội dung như: “Bạn có thể kiếm thêm 10.000 đô la một tháng với thương hiệu nhượng quyền của chúng tôi” trong bài quảng cáo của mình, bài viết đó có thể bị bóp tương tác hoặc nặng hơn là gỡ bỏ. Facebook không thích các nhà quảng cáo sử dụng các con số cụ thể trong bài viết của họ. Hay một nội dung như: “Tìm hiểu cách các bên nhận nhượng quyền của chúng tôi xây dựng doanh nghiệp thành công với cửa hàng cafe XX” sẽ tốt hơn nhiều. Hãy đưa ra những câu chuyện thực tế và không đưa ra những lời hứa mơ mộng hay đề cập đến những con số cụ thể nhé

Một lĩnh vực khác cần chú ý trên Facebook là sức khỏe. Ví dụ: Đừng nói những câu như “Giảm hết lượng mỡ thừa ngay”. Thay vào đó, có thể điều chỉnh lại “Thân hình cân đối hơn sau 10 phút tập luyện mỗi ngày.” Thuật toán này Facebook sẽ “nhẹ tay” hơn nhé

Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không thuộc một trong những ngách nhạy cảm này, hãy lưu ý rằng, Facebook muốn có nhiều tương tác tích cực hơn cho người dùng của họ. Điều này không có nghĩa là bạn không thể tham chiếu các pain point trên nền tảng (bạn hoàn toàn có thể) nhưng hãy đảm bảo mang đến cho mọi người niềm hy vọng và sự lạc quan vào tương lai nhé!

5/ NHỮNG TỪ NGỮ BỊ CẤM TRONG QUẢNG CÁO

Nếu quảng cáo của bạn không hoạt động tốt và có sự xuất hiện của một số từ này trong bài quảng cáo của mình, hãy thử xóa chúng và xem liệu điều đó có cải thiện tình hình hay không nhé!

Ngoài các từ như “bạn” và “của bạn”, bạn có thể gặp vấn đề nếu sử dụng các từ liên quan đến khuynh hướng giới tính hoặc tuổi tác, tôn giáo hay khuynh hướng chính trị trong quảng cáo của mình. Ngay cả những từ “Facebook” và “Instagram” cũng có thể gây rắc rối khi được sử dụng

Không sử dụng các từ như CBD hay HCG để nói về các sản phẩm sức khỏe. Nếu bạn đề cập đến chế độ ăn kiêng, giảm cân, giảm chất béo hoặc giảm chất béo trong bài quảng cáo của mình, đừng đề cập đến các con số hoặc lời tuyên bố cụ thể. Cũng tránh từ “gấp đôi” ví dụ: “nhân đôi tăng trưởng” hoặc “tăng gấp đôi doanh thu”.

Tương tự như vậy, hãy tránh sử dụng các từ như “từng bước”, “phát triển”, “tiền bạc”, “tự do tài chính”, “sự giàu có”, “laptop style”, “làm việc tại nhà” hoặc “bỏ việc”. Facebook không muốn chịu trách nhiệm nếu ai đó nhìn thấy một quảng cáo nói rằng họ có thể bỏ việc và sau đó những người này thực sự làm vậy trong khi cơ hội mới chưa có.

Thêm một số từ như là “nô lệ”, “chủ nhân”, “blacklist” và “whitelist”. Quảng cáo bao gồm những từ hoặc cụm từ này ngày càng đắt hơn hoặc hoàn toàn không hoạt động.

12 HÌNH THỨC QUẢNG CÁO FACEBOOK PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY!

12 HÌNH THỨC QUẢNG CÁO FACEBOOK PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY!

Không chỉ ngày càng phát triển mạnh mẽ mà hiện nay quảng cáo Facebook đã mở rộng phạm vi không thua kém gì Google. Xem ngay 12 hình thức quảng cáo hiện đang phổ biến nhé!

1/ Quảng cáo dạng băng chuyền (Carousel Ads) 

Là một dạng quảng cáo sẽ được hiển thị dưới dạng slide liên tiếp trên cả giao diện máy tính lẫn điện thoại di động.Ở hình thức quảng cáo này bạn có thể giới thiệu đến khách hàng 1 lúc nhiều sản phẩm/dịch vụ.

Khi quảng cáo hình thức này cần chú ý: 

– Hình ảnh sắc nét, kích thước 600×600

– Tiêu đề quảng cáo khoảng 25 ký tự

– Đoạn quảng cáo khoảng 90 ký tự

– Phần mô tả sản phẩm khoảng 30 ký tự

2/ Quảng cáo sản phẩm động (Dynamic Product Ads)

Hình thức này mang tính chất Remarketing cực hiệu quả, khi khách hàng chọn sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua, sản phẩm đó đồng thời sẽ xuất hiện lại trên newfeed của họ.

Một điểm lợi ở hình thức này là bạn chỉ cần tạo quảng cáo Facebook tất cả thông tin còn lại như tên sản phẩm, mô tả, URL hình ảnh, trang đích,…đều được nền tảng này thu thập và hoàn thành.

3/ Quảng cáo video đặc trưng (Feature Video)

Video có thể tạo sự hứng thú cao hơn so với hình ảnh hoặc bài viết bình thường. Do tính chất chuyển động, video cũng có thể truyền tải thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.

4/ Quảng cáo Facebook Leads

Tuy không phải là hình thức mới nhưng nó vẫn có thể đem về các phương thức liên lạc của khách hàng như email hay số điện thoại. Ngoài ra còn có thể giúp bạn thu hút thêm lượt truy cập và lượt xem trên website.

5/ Quảng cáo bỏ giỏ hàng (Abandoned Cart Ads)

Loại hình quảng cáo này được xem là một cách thức thúc đẩy tâm lý mua hàng của khách hàng trên website. Để quảng cáo hiệu quả, hãy thêm vào các voucher khuyến mãi 5% đến 10% để kích thích hành vi mua hàng của họ, khiến họ nhanh chóng thanh toán.

6/ Quảng cáo sự kiện (Event Responsive)

Quảng cáo sự kiện là một phương thức hay khi bạn muốn quảng bá thương hiệu đồng thời lôi kéo khách hàng cũ quay lại mua hàng trên website. Loại hình này giúp tăng lợi nhuận tốt hơn.

7/ Quảng cáo Click to Web Facebook (Domain Ads)

Đây là hình thức quảng cáo tích hợp Fanpage với Website, khi khách hàng click vào link quảng cáo sẽ tự động được điều hướng về website hoặc fanpage. Hình thức quảng cáo này được hiển thị ở dòng thời gian, cột bên phải (không hỗ trợ trên mobile – di động)

8/ Quảng cáo Click to Website Multi Products

Đối với cách này bạn có thể quảng cáo 5 hình ảnh sản phẩm khác nhau trong cùng một chiến dịch và mỗi sản phẩm có tiêu đề, mô tả riêng. Điều này khiến khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp bạn remarketing đối với những khách hàng chưa thực hiện hành vi chuyển đổi.

9/ Quảng cáo Page Likes

Quảng cáo này đi kèm với nút like page và phí sẽ được tính trên từng lượt like. Hình thức này khá phổ biến và phù hợp với các doanh nghiệp mới cần thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

10/ Quảng cáo dạng bài viết (Page Post Engagement)

Tác dụng của hình thức quảng cáo này là tăng tương tác cho các bài viết bán hàng.

11/ Quảng cáo Offer Claim

Bạn có thể tặng mã khuyến mãi cho thành viên trên fanpage, đi kèm với nó là Call to action “Get Offer” để kích thích mua hàng.

12/ Quảng cáo cài đặt ứng dụng

Loại hình quảng cáo này gồm có tên Fanpage, tên ứng dụng và nút call to action (Use app hoặc Install Now). Mục đích của nó là tăng lượt cài đặt ứng dụng trên điện thoại ở cả hai nền tảng Android và iOs.

QUẢNG CÁO FACEBOOK MESSENGER TỪ A-Z DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU!!!

QUẢNG CÁO FACEBOOK MESSENGER TỪ A-Z DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU!!!

1/ Quảng cáo trên Facebook Messenger là gì?

Đây là một dạng quảng cáo sẽ hiển thị nhưng những cách thông thường nhưng khi khách hàng nhấn vào hình ảnh/đường dẫn link thì ngay lập tức sẽ được chuyển qua phần Messenger (tin nhắn) ngay lập tức và đi tới tin nhắn đã được cài sẵn của Fanpage.

2/ Khi nào nên quảng cáo trên Messenger?

Thế mạnh của dạng quảng cáo này là nút Kêu gọi hành động + tin nhắn nội dung và bạn chỉ cần giật tít khuyến mãi + nút kêu gọi “đăng ký ngay” là sẽ thành công

Thường sẽ được thử nghiệm trên các chương trình chạy quảng cáo hoặc dịch vụ của bạn cần nhiều lead/data thì dạng quảng cáo này rất phù hợp.

Đối với dạng quảng cáo này bạn sẽ cần có tài khoản quảng cáo Facebook Business, hình ảnh bắt mắt, nội dung thu hút và những quà tặng hay chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhé!

3/ Hướng dẫn từng bước quảng cáo Facebook Messenger

Dạng quảng cáo này có thể tạo được ở Ads Manager hoặc Power Editor. Tùy nhiên người dùng sẽ thường tạo ở Ads Manager hơn nhé vì nó đơn giản và phù hợp với những người mới

3.1/ Chọn đối tượng khách hàng quảng cáo

B1: Chọn “Tạo chiến dịch mới” và chọn mục “Tin Nhắn”

B2: Chọn “Nhấp để mở Messenger” để chạy những tệp khách hàng mới và “Tin nhắn được tài trợ” là chạy tới những khách hàng đã inbox trước đó

B3: Chọn đối tượng khách hàng muốn hướng đến (Vị trí, độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi…)

B4: Chọn những nơi bạn muốn quảng cáo hiển thị. 

B5: Thiết lập ngân sách quảng cáo

3.2/ Thiết lập các mẫu quảng cáo Messenger

B1: Tạo mẫu quảng cáo trực tiếp trên trình tạo quảng cáo. Hình ảnh ở dưới dẽ chọn “Một hình ảnh”, bạn có thể chọn nhiều dạng khác

Sau đó tải hình ảnh lên và bạn có thể tải tối đa 6 hình ảnh, Facebook sẽ chạy ngẫu nhiên và chọn ra hình ảnh hiệu quả nhất. 

B2: Hoàn thành các tiêu đề, văn bản, link liên kết, nút kêu gọi hành động….

3.3/ Thiết lập tin nhắn tự động

B1: Bạn chọn “Thiết lập Mẫu tùy chỉnh” và sau đó chọn “bắt đầu”

Sẽ có 3 định dạng để bạn lựa chọn:

  • Chỉ văn bản: Gửi đoạn tin nhắn ngắn tới khách hàng
  • Văn bản và hình ảnh: Gửi tin nhắn và ảnh
  • Văn bản và video: Gửi tin nhắn và video

Bạn có thể soạn sẵn câu hỏi cho họ ở phần “Hành động khách hàng” nhé! 

Chúc bạn thành công!

facebook ads

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHỌN FACEBOOK ADS PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP!

Mới bước chân vào Facebook Ads bạn hãy bỏ ngay suy nghĩ việc tăng số lượng bài đăng càng nhiều thì sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt, mà hãy dành thời gian tìm hiểu mục tiêu chiến dịch của Facebook Ads. Nhưng làm cách nào để chọn mục tiêu hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp! Tìm hiểu ngay!

Mục tiêu Facebook Ads là gì?

Facebook sẽ hoạt động theo cách phân tích các dữ liệu người dùng sau đó mới phân phối quảng cáo của bạn cho những người dùng có mục tiêu phù hợp hoặc những người có nhiều khả năng thực hiện các hành động liên quan như tải ứng dụng, mua hàng trực tuyến hay thăm website… nhằm giúp bạn kết nối với đúng tệp khách hàng của mình hơn. 

Có 3 loại mục tiêu bạn nên quan tâm để chọn cho khách hàng tiềm năng trong kênh bán hàng của mình: 

  • Nhận thức: Các mục tiêu đầu kênh hay còn gọi (TOFU – Top of the Funnel) sẽ giúp bạn thu hút được sự quan tâm của những khách hàng xem quảng cáo đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn 
  • Cân nhắc: Đối với các mục tiêu giữa kênh (MOFU – Middle of the Funnel) sẽ nhắm mục tiêu đến những người muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Chuyển đổi: Cuối cùng (BOFU – Bottom of the Funnel) mục tiêu cuối kênh này sẽ có nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi việc mua hàng, đăng ký hay là truy cập.

1/ Mục tiêu nhận thức

2 mục tiêu nhận thức thương hiệu (brand awareness) và tiếp cận (reach) nếu bạn muốn giới thiệu thương hiệu của mình đến với nhiều đối tượng, nâng cao nhận thức hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Mục tiêu này sẽ luôn lý tưởng với những thương hiệu đang cần sự thu hút của các khách hàng mới. Hoặc mục tiêu Reach sẽ thực sự hoàn hảo nếu bạn đang muốn nhiều người dùng nhìn thấy quảng cáo của mình. 

Mục tiêu chiến dịch này cực thành công khi có thể tiếp cận số lượng khách hàng tiềm năng tối đa dựa vào ngân sách quảng cáo của bạn. Cùng đừng lo lắng nếu bạn chỉ phục vụ khách hàng ở một khu vực nhất định thì mục tiêu này của Facebook vẫn giúp bạn giới hạn khu vực địa lý và tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp nhé!

2/ Mục tiêu cân nhắc 

Nếu bạn muốn khách hàng quen thuộc với thương hiệu sản phẩm của mình thì có thể chọn những mục tiêu nhỏ này trong mục tiêu nhận thức nhé:

2.1/ Traffic ( Lưu lượng truy cập )

Nếu ở chiến dịch bạn muốn định hướng các đối tượng đến một trang website bên ngoài Facebook thì bạn nên lựa chọn mục tiêu này. 

Ví dụ: Bạn muốn đưa khách đến bài đăng blog, landing page hoặc một website nào đó. Đối với Facebook Pixel bạn có thể theo dõi mọi hoạt động của khách hàng và có thể nhắm đến các đối tượng người dùng trong các chiến dịch tương tai. Facebook sẽ chỉ hiển thị những post quảng cáo của bạn đến những người dùng có nhiều khả năng nhấp vào các liên kết.

2.2/ Tương tác

Chỉ sử dụng mục tiêu tương tác khi bạn muốn nhiều khách hàng tương tác với các bài post của mình, có 3 lựa chọn cho bạn:

  • Tương tác với bài đăng: Người dùng Facebook sẽ like, nhận xét hoặc chia sẻ các bài post
  • Lượt thích trang: Thuyết phục người dùng like hoặc theo dõi Fanpage
  • Hoặc phản hồi các sự kiện: Tham dự các sự kiện trực tuyến hoặc trực tiếp

2.3/ Lượt cài đặt ứng dụng

Lĩnh vực phần mền đang phát triển trong ngành công nghệ thông tin và đương nhiên các nhà phát triển app cũng được Facebook đặt ra các mục tiêu riêng, trong quá trình quảng cáo app nếu bạn muốn đưa người xem đến với cửa hàng ứng dụng thì bạn phải có mục tiêu rõ ràng ví dụ như khách hàng đang có khả năng đảm bảo lợi tức đầu tư (ROI) cao nhất.

2.4/ Lượt xem video 

Nếu bạn muốn khách hàng click và xem video thì hãy chọn mục tiêu là lượt xem video, bạn sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết đến thương hiệu vì video dễ dàng thể hiện cá tính riêng. Nhưng nên nhớ rằng dù bạn chọn mục tiêu lượt xem video nhưng số view không phải là mục đích thực sự của chiến dịch nhé!

2.5/ Tạo khách hàng tiềm năng

Quảng cáo Facebook Lead Generation cho phép bạn nắm thông tin khách hàng tiềm năng như tên, địa chỉ email hay Sđt, ví dụ bạn có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, mời người trả lời câu hỏi…. Khi đó việc bạn chỉ cần chọn mục tiêu Tạo khách hàng tiềm năng sẽ có thể tải xuống tất cả dữ liệu mà chiến dịch của bạn thu thập được.

2.6/ Tin nhắn

Mục tiêu Tin nhắn dành cho bạn đang muốn trò chuyện với khách hàng mục tiêu. Với chiến dịch này bạn được kết nối với khách hàng thông qua Messenger, Instagram Direct… Ở mục tiêu này bạn có thể đặt câu hỏi cho khách hàng và khuyến khích họ tương tác ngược lại. Đây cũng là lựa chọn hay cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thu thập dữ liệu nhé!

3/ Mục tiêu chuyển đổi 

3.1/ Chuyển đổi

Mục tiêu chuyển đổi tức là khi bạn muốn đối tượng khách hàng của mình click vào các link web hoặc hoàn thành hành động như mua hàng, đặt hình hẹn… Khi có kết quả bạn sẽ cài đặt Facebook Pixel để theo dõi chúng. Bạn nên lưu ý rằng thuật toán của Facebook Ads rất khó để phân phối hiệu quả nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn không đủ lượng chuyển đổi sẵn, bạn phải cần ít nhất 10 đến 20 chuyển đổi mỗi tuần để mục tiêu này mang lại kết quả tốt nhé!

3.2/ Bán hàng theo danh mục

Mục tiêu này chỉ sử dụng khi bạn có cửa hàng thương mại điện tử và muốn quảng cáo các sản phẩm từ đó, bạn có thể chọn quảng cáo đến khách hàng mới hoặc các khách hàng tiềm năng có sẵn, bạn cũng có thể chọn những khách hàng đã xem nhưng chưa mua hoặc bán thêm sản phẩm liên quan cho khách hàng cũ

3.3/ Lưu lượng truy cập

Mục tiêu chiến dịch này cho phép thương hiệu của bạn tạo ra nhiều lượt truy cập hơn và thúc đẩy doanh số bán hàng ở tất cả các địa điểm. Nếu doanh nghiệp của bạn có một hoặc nhiều cửa hàng, hãy sử dụng mục tiêu Phạm vi tiếp cận để tối ưu hóa quảng cáo của bạn.

Mục tiêu này cho phép bạn tạo ra nhiều lượt truy cập và thúc đẩy doanh số ở các địa điểm, nếu doanh nghiệp bạn có một hoặc nhiều cửa hàng thì hãy sử dụng mục tiêu Phạm vi tiếp cận để tối ưu quảng cáo ngay.

Nếu bạn phân vân giữa nhiều mục tiêu thì hãy cứ thử và đưa ra kết quả để lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm, đối tượng khách hàng của mình nhé!

Facebook-Ads-Huong-Dan-Co-Ban-ve-Quang-Cao-tren-Facebook

FACEBOOK ADS LÀ GÌ? VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG FACEBOOK ADS?

Facebook hiện đang là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu vì có liên tục hàng tỷ người dùng, nó cũng được xem là một kênh mạng xã hội hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng

Từ đó Facebook Ads ra đời trở thành công cụ giúp họ tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả. Vậy thực sự Facebook Ads là gì? Tìm hiểu ngay!

1/ Facebook Ads là gì?

Nếu bạn là một người mới bắt đầu hoặc đang chuẩn bị bước chân vào con đường Digital thì bạn nên hiểu rõ khái niệm của Facebook Ads. Facebook Ads (Advertising) còn có nghĩa là quảng cáo, Facebook là tên gọi của mạng xã hội lớn nhất hiện nay, có thể được hiểu Facebook Ads là dịch vụ quảng cáo

Facebook Ads là hình thức quảng cáo, bạn được phép hiển thị phân phối tự động, nó nhằm mục tiêu dựa trên tiêu chí về địa lý, sở thích, nhân khẩu học, hành vi…. của người dùng. Từ Facebook Ads, doanh nghiệp có thể truyền đạt những thông điệp, thông tin, hình ảnh thương hiệu, ưu đãi,…. đến với người dùng Facebook.

2/ Tại sao cần sử dụng Facebook Ads

Những lý do bạn nên dùng Facebook Ads:

  • Facebook có lượng người dùng khủng nên sở hữu lượng data giá trị
  • Tiếp cận chính xác với 3 dạng Audience
  • Khả năng kết nối, tương tác với khách hàng tốt
  • Phân phối quảng cáo hợp lý
  • Chi phí thấp, linh động, hiệu quả cao

2.1/ Facebook có lượng người dùng khủng nên sở hữu lượng data giá trị

Facebook hiện đang là mạng xã hội có hàng tỷ người dùng và gia tăng hằng ngày. Tại Việt Nam, Facebook chiếm thị phần cao nhất trong tất cả các mạng xã hội và nó đang chiếm ưu thế thu hút phần lớn doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Ở Facebook, khi tham gia người dùng sẽ phải cung cấp thông tin tự nguyện như tên thật, giới tính, năm sinh, nơi ở, nghề nghiệp, sở thích,… Hơn thế là sau quá trình sử dụng Facebook sẽ thu thập được từ người dùng những thói quen, hành vi, loại nội dung quan tâm… ở mục đích gần sẽ là tăng trải nghiệm, chỉ hiển thị những nội dung khách hàng quan tâm nhưng với mục đích xa giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng hơn.

2.2/ Tiếp cận chính xác với 3 dạng Audience

3 Dạng Audience bạn có thể tiếp cận:

  • Core Audience: Giúp bạn có thể tiếp cận khách hàng theo nhân khẩu học (độ tuổi, tình trạng hôn nhân, giới tính, nghề nghiệp,…), vị trí địa lý, sở thích, hành vi ( hành vi mua sắm, thiết bị khách hàng đang sử dụng).
  • Custom Audience: Giúp bạn các nhà quảng cáo thể tiếp cận với khách hàng đã tương tác với bạn trước đó như: đã ghé thăm page, từng vào Website của bạn, đã gửi tin nhắn, tương tác với page,… 
  • Lookalike Audience: Giúp bạn tiếp cận đến khách hàng có hành vi sử dụng Facebook giống với 1 tệp Audience mà bạn có.

2.3/ Khả năng kết nối, tương tác với khách hàng tốt

Thông qua Facebook giúp liên kết website và fanpage sau đó bạn có thể thu thập được ý kiến của khách hàng cũng như lắng nghe trao đổi và trả lời khách nhanh nhất

2.4/ Phân phối quảng cáo hợp lý

Khi chạy Facebook Ads, mẫu quảng cáo của bạn sẽ đảm bảo được hiển thị một cách hợp lý, phân bổ đều đặn. Và thông quá các báo cáo bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được hiệu quả, tiến độ.

2.5/ Chi phí thấp, linh động, hiệu quả cao

Quảng cáo Facebook Ads chi phí rất linh động, doanh nghiệp/cá nhân có thể chi trả tùy theo khả năng tài chính của mình. 

Bạn chỉ cần tốt vài triệu mỗi tháng đã có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, chi phí này vô cùng ít so với chục triệu hay trăm triệu cho TVC

Chi phí của Facebook được tính theo CPC (cost per click), CPM (cost per impression).

NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH TRONG QUẢN TRỊ NỘI DUNG FANPAGE

NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH TRONG QUẢN TRỊ NỘI DUNG FANPAGE

Facebook phát triển một cách nhanh chóng hằng ngày giúp các doanh nghiệp tiến gần hơn đến với khách hàng, nhưng không phải ai cũng biết tận dụng tối đa những lợi thế của facebook để tối đa hóa lợi nhuận. Sai lầm lớn chắc nằm ở chỗ quản lý nội dung làm sao thật hợp lý! Note ngay những sai lầm cần tránh khi quản lý nội dung fanpage để tối ưu một cách tốt nhất nhé!

1/ Đơn điệu, nhàm chán

Bất kỳ doanh nghiệp cũng sẽ thường xây dựng khung nội dung sẵn trong quản trị nội dung Fanpage, rồi từ đó sẽ triển khai các bài đăng hàng ngày mà không có sự đổi mới => và đương nhiên điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy nhàm chán. 

 Bạn nên đặt mình vào vị trí khách hàng để có thể cảm nhận, nếu 1 fanpage đăng đi đăng lại 1 vấn đề hoặc dẫn link đến website quá nhiều thì đến một lúc nào đó khách hàng cũng bỏ bạn đi. Gia tăng sự hiện diện của sản phẩm là tốt nhưng cũng cần sáng tạo để giữ chân khách hàng

Bạn là một doanh nghiệp thì bạn cần đầu tư chất xám nhiều hơn cho các bài đăng Fanpage. Hãy thử so sánh 1 bài viết dài ngoằng với lượng kiến thức lớn được diễn đạt bằng ngôn từ với một bài diễn tả bằng infographic thì bài nào sẽ khiến người dùng thích thú hơn.

2/ Cập nhật quá nhiều hoặc quá ít nội dung

Facebook được xem là mạng xã hội lớn với kho thông tin khổng lồ luôn hấp dẫn người dùng tìm kiếm. Nếu bạn để khoảng cách giữa các lần cập nhật nội dung trên fanpage quá lâu so với thời gian sử dụng của khách hàng, thì fanpage của bạn sẽ dần bị quên lãng.

Nhưng ngược lại nếu nó xuất hiện quá nhiều, tràn lan trên newfeed  thì sẽ khiến người dùng cảm thấy phiền phức vì nếu nó che lấp đi những sở thích của họ thì sẽ phản tác dụng nhé!

Bạn nên chọn lọc những nội dung thông tin hữu ích có kế hoạch đăng tải vào thời gian hợp lý nhé!

3/ Chỉ tập trung vào việc bán hàng

Trong bất kỳ một cuộc trò chuyện nào, nếu 1 người chỉ thao thao nói về chính mình thì vậy vai trò của người còn lại là gì? Việc fanpage chỉ đề cập đến sản phẩm, dịch vụ với mục đích nhanh chóng bán hàng mà không mang lại giá trị nào hết thì điều này đang tác động tiêu cực tới cảm xúc khách hàng

Mục đích của việc vận hành fanpage là tiêu thụ hàng hóa, tuy nhiên nếu thiếu đi sự tương tác qua lại và bạn không lắng nghe khách hàng thì giá trị bạn nhận lại sẽ chỉ là thời gian ngắn. Bạn nên chú tâm vào những phản hồi, ghi nhận đóng góp của khách hàng để hoàn thiện fanpage nhé!

4/ Không phản hồi khách hàng thường xuyên

Mục đích của fanpage là tương tác 2 chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp, vì vậy bạn cần thực hiện khi quản trị nội dung đó là phản hồi ý kiến của khách hàng, hãy thường xuyên trả lời khách hàng hay tin nhắn trong thời gian sớm nhất để họ cảm thấy được tôn trọng và có ấn tượng tốt với thương hiệu. 

5/ Bỏ qua Facebook Ads

Facebook cho phép người dùng truy cập nền tảng xã hội miễn phí vì vậy rất nhiều người đã tận dụng bán hàng mà không cần bỏ chi phí, nhưng với cách này thì sẽ không thu được khách hàng mục tiêu mà lại còn xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy bạn nên bỏ ra một chi phí hợp lý cho quảng cáo để thu được lợi nhuận cao khi bán hàng trên fanpage.

Facebook Ads giúp bạn đạt lợi nhuận cao dựa vào thói quen mua sắm, sở thích…. của khách hàng và tiếp cận đúng đối tượng mà bạn mong muốn. Facebook Ads được xem là lựa chọn thông minh của người kinh doanh 4.0

6/ Nội dung Fanpage không thể hiện được tính cách thương hiệu

 Trong quản trị nội dung fanpage, việc doanh nghiệp phải chú trọng đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu. Nếu không fanpage sẽ bị lệch hướng so với văn hóa của doanh nghiệp

Bạn nên xác định rõ và quản lý nội dung phù hợp để không mất đi bản sắc vốn có của thương hiệu, ngoài ra nên cân nhắc nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu nữa nhé!

Engagement là gì? Bí quyết tăng tương tác cho Fanpage Facebook!!!

Engagement là gì? Bí quyết tăng tương tác cho Fanpage Facebook!!!

Được xem là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Fanpage Facebook, nó cũng là những số liệu cần thiết để đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo. Và nếu bạn là marketer thì không thể bỏ qua con số engagement.

1/ Engagement là gì?

Đây là những chỉ số sẽ cho biết số lượng người tương tác với nội dung mà bạn đăng trên fanpage và chỉ số reach thì cho biết số người đã thấy bài post của bạn. Lượt tương tác sẽ được tính theo số lượng người xem video, like, share, cmt hoặc click vào xem thêm trên bài post. 

2/ Các loại Engagement phổ biến!

Có 2 loại Engagement phổ biến là Page Engagement và Post Engagement

2.1/ Page Engagement

Đây là những chỉ số tương tác tính trên toàn fanpage gồm tương tác của các bài post hay các thành phần của trang. Các tương tác này phải bắt buộc diễn ra trên cửa sổ hiển thị trang thì mới được tính:

Các tương tác sẽ bao gồm:

  • Like, share, comment bài viết
  • Lượt theo dõi trang, trạng thái, câu hỏi các yêu cầu từ cửa hàng, lượt nhắc đến trang, check in, xem tab
  • Click vào link, trang web
  • Lượt xem anh, video

2.2/ Post Engagement

Được xem là chỉ số hành động của người dùng trên bài post như follow, like, share, comment, click trực tiếp. Nó có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tương tác này được dựa trên thống kê như là kết quả quảng cáo hàng ngày

Bạn cần tính tỷ lệ tương tác – Engagement rate (ER)

Công thức tính như sau:

  • ER (Post Engagement) = ((Like + Comment + Share)/ tổng số bài đăng)/ Tổng số Fan x 100%
  • ER (Page Engagement) = (Like + Comment + Share)/ Tổng số Fan x 100%

3/ Chỉ số Engagement quan trọng như thế nào

Nó đánh giá sự hấp dẫn của nội dung bài viết hay sự hứng thú của khách hàng và những tương tác này đều được đo lường, hiển thị ở bảng thống kê. Việc đo lường này sẽ phản ánh sự quan tâm của khách hàng với các bài đăng. Từ đó sẽ dễ dàng đánh giá được hoạt động của fanpage để lên các kế hoạch tối ưu tốt nhất

4/ Bí quyết tăng tương tác cho Fanpage Facebook

 4.1/ Đặt câu hỏi, yêu cầu đưa ra lựa chọn hoặc khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung của họ

Đây được xem là cách đơn giản và hiệu quả để bắt đầu cuộc đối thoại với khách hàng trên facebook. Bạn có thể lên nội dung yêu cầu mọi người chọn cái họ thích hoặc khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung hay chủ đề. Cách này sẽ tạo sự phân chia giữa người dùng, châm ngòi cho cuộc tranh luận. Lúc này tương tác của fanpage tăng vùn vụt mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

4.2/ Đăng bài viết vào thời điểm vàng

Thời điểm vàng được xem là thời điểm mà khách hàng của bạn online nhiều nhất, và lúc này chắc chắn bài viết của bạn sẽ được tiếp cận khách hàng tiềm năng nhiều hơn. Tùy vào thói quen của khách, mỗi trang sẽ có khung giờ vàng khác nhau.

4.3/ Chia sẻ hình ảnh, video liên quan

Đối với các bài post về hình ảnh sẽ giúp khán giả tương tác ở mức cảm xúc, cá nhân. Còn đối với các video sẽ có hiệu quả tương tác cao hơn, theo thống kê các post lượng fan tiếp cận tự nhiên với video có 8,7% – text là 5,8% – chia sẻ link là 5,3%

4.4/ Đừng quên call to action (kêu gọi hành động)

Bất kỳ loạt tiếp thị nào cũng cần phải có nút kêu gọi hành động nếu bạn muốn khách hàng của mình thực hiện các hành động như like, chia sẻ, nhận xét, theo dõi….

4.5/ Chia sẻ tin tức hay chủ đều nóng

Ai cũng bị thu hút bởi những tin tức nóng hổi vì vậy đừng bỏ qua yếu tố “thời sự” trong các bài viết của mình. Nếu bạn có một nội dung đã có lượng truy cập lớn, hãy tiếp tục đăng nó nhé!

4.6/ Cung cấp nội dung có giá trị

Hãy đảm bảo nội dung mang lại có giá trị cho khách hàng. Bạn có thể dạy họ cách làm một cái gì đó, truyền cảm hứng hành động, thêm giá trị cho cuộc sống,…

4.7/ Tạo trò chơi, cuộc thi hay quà tặng

Cách tăng tương tác trên Facebook hiệu quả là hình thức trò chơi, cuộc thi. Vì chúng mang lại tính giải trí cao và những quà tặng hấp dẫn thu hút khách hàng tương tác.

TÌM HIỂU NGAY KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CPA, CPC, CPM, CPS, CPI VÀ CPO!

TÌM HIỂU NGAY KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CPA, CPC, CPM, CPS, CPI VÀ CPO!

Xem ngay để hiểu rõ hơn về những khái niệm cơ bản, điểm thuận lợi và bất lợi của 6 chỉ số thông dụng trong Digital Marketing

1/ Tổng quan về CPA

1.1/ CPA là gì?

CPA (Cost Per Action) còn được biết đến là một hình thức quảng cáo, ở đây người thuê quảng cáo sẽ phải trả tiền cho mỗi một hành động hoặc chuyển đổi như hoàn thành form đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng… sau khi click vào banner được đặt tại trang liên kết

1.2/ Điểm thuận lợi, bất lợi của CPA

– Thuận lợi: Số tiền quảng cáo chi ra theo hình thức này sẽ được đo đếm hiệu quả hơn so với CPC và CPM vì bạn sẽ chỉ phải trả phí theo các hành động (mua hàng, đăng ký form thông tin, đăng ký nhận bản tin hoặc để lại thông tin liên lạc..)

– Bất lợi: CPA là lựa chọn hợp lý khi bạn có tệp khách hàng tiềm năng và mục tiêu là ra đơn hàng, còn nếu bạn chỉ cần chuyển đổi 1 tệp lead ra số người dùng thử sản phẩm miễn phí thì không nên dùng nhé. Ngoài ra bạn sẽ khó biết được hiệu quả chiến dịch của mình đang thành công hay chỉ tốn chi phí nếu không quản lý CPA rõ ràng, minh bạch.

2/ Tổng quan về CPS

2.1/ CPS là gì?

CPS (Cost Per Sale) là một phương thức quảng cáo mà chi phí sẽ thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng. Nếu khách hàng thực hiện mua sắm từ những link quảng cáo hoặc banner thì bạn sẽ phải trích 1 phần doanh thu chi trả cho trang web liên kết

2.2/ Điểm thuận lợi, bất lợi của CPS

– Thuận lợi: Được xem là hình thức có rủi ro thấp nhưng lợi nhuận sẽ cao. Với CPS bạn sẽ chỉ trả phí quảng cáo khi đã thu được đơn hàng thành công khác với CPA sẽ phải trả phí ngay khi người dùng click vào link quảng cáo của bạn nhưng có thể không mua hoặc không để lại thông tin

– Bất lợi: Bạn có thể sẽ đánh giá sai các publisher vì đánh giá sai hiệu quả của CPS nếu dùng một hệ thống đo lường kém chính xác

3/ Tổng quan về CPM

3.1/ CPM là gì?

Hay còn được gọi là Cost Per Mile là một hình thức quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Website càng có nhiều người xem và trang mà họ xem nhiều thì bạn sẽ được trả nhiều tiền và bạn sẽ đặt quảng cáo trên website và phát triển nó sao cho nhiều người biết đến website của bạn.

3.2/ Điểm thuận lợi, bất lợi của CPS

– Thuận lợi: Bạn sẽ không mất thời gian hay khó khăn cho việc setup hoặc chạy một chiến dịch CPM và nó cũng sẽ dễ dàng ước tính chi phí cần chạy cho CPM

– Bất lợi: CPM không phù hợp đối với các chiến dịch marketing hướng tới hiệu quả doanh thu như (đơn hàng, để lại thông tin, hay đăng ký tham dự sự kiện…). Nó sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu là số người click vào trang landing page hay website, nó sẽ tính cả những người dùng thấy quảng cáo nhưng không click vào nhé

4/ Tổng quan về CPC

4.1/ CPC là gì?

Hay còn gọi là Cost Per Click là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Nó được sử dụng cho bất kỳ một nhà quảng cáo nào và họ có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

4.2/ Điểm thuận lợi, bất lợi của CPC

– Thuận lợi: Bạn sẽ được chọn quảng cáo hiển thị dựa trên từ khóa nhất định và nhắm quảng cáo tới những từ khóa đó để thêm hiệu quả, ví dụ bạn đang muốn hiển thị quảng cáo bán điện thoại Oppo cho những khách hàng đang tìm các từ khóa như “smartphone chụp ảnh đẹp”, “smartphone chụp ảnh selfie”, “smartphone selfie đẹp”

– Bất lợi: Chính vì nó là một hình thức cực phổ biến trên thị trường hiện nay nên các marketer đểu đổ xô chạy CPC vì vậy đối với những từ khóa “hot” hoặc những từ khóa sẽ đưa ra doanh thu dễ dàng thì phải trả mức giá thầu cực kỳ cao và còn cạnh tranh nhiều. Ngoài ra bạn sẽ còn phải đối mặt với quảng cáo click tặc – những kẻ lợi dụng việc chạy quảng cáo để tạo ra các click ảo nhằm tốn chi phí quảng cáo của bạn

5/ Tổng quan về CPI

5.1/ CPI là gì?

Được xem như một hình thức thanh toán theo lượt cài đặt, hình thức hợp tác kinh doanh. Có thể hiểu rõ hơn là nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải hoặc cài đặt ứng dụng, phần mềm của bạn.

5.2/ Điểm thuận lợi, bất lợi của CPI

– Thuận lợi: Điểm thuận lợi của CPI là có khả năng thu hút và đo đếm lượng người tải ứng dụng một cách nhanh nhất so với các hình thức quảng cáo còn lại

– Bất lợi: Sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo về ứng dụng rất gay gắt vì vậy chi phí cho CPI không hề rẻ. Khi chạy CPI bạn có thể sẽ phải đối mặt với lượng tải ứng dụng nhưng không sử dụng – và đây chưa được gọi user. Và thứ hạng ứng dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu hoặc bị khóa vĩnh viễn nếu có lượng tải thấp

6/ Tổng quan về CPO

6.1/ CPO là gì?

Hay còn được biết đến với tên gọi Cost Per Order là chi phí cho mỗi đơn hàng hay dễ hiểu hơn là số tiền được chi cho quảng cáo hoặc tiếp thị để kết thúc bằng việc bán hàng. Đối với những doanh nghiệp bán hàng online hay mới bắt đầu hoặc có ngân sách nghiêm ngặt thì chi phí cho mỗi đơn hàng là rất quan trọng. CPO sẽ cho để sản phẩm tới tay khách hàng thì nhà quảng cáo đã trả bao nhiêu chi phí.

CPO còn được dùng để đánh giá hiệu quả của một loại tiếp thị nhất định, mặc dù chi phí mỗi đơn hàng rất quan trọng, nhưng các con số này có thể gây hiểu lầm vì chúng không tính đến các yếu tố như thời gian đưa ra quyết định của người tiêu dùng

6.2/ Ưu điểm của CPO

CPO được cung cấp sẵn Landing page và Pre – Landing page

– Landing Page sẽ cung cấp những nội dung bao gồm text, hình ảnh, thông tin đặt hàng… và được xem như là bước cuối cùng để khách hàng tiến hành đặt hàng sản phẩm

– Pre – Landing page sẽ thu hút khách hàng và điều hướng chuyển đổi về landing page, Pre landing page sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để thu hút khách cũng như cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm