facebook ads

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHỌN FACEBOOK ADS PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP!

Mới bước chân vào Facebook Ads bạn hãy bỏ ngay suy nghĩ việc tăng số lượng bài đăng càng nhiều thì sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt, mà hãy dành thời gian tìm hiểu mục tiêu chiến dịch của Facebook Ads. Nhưng làm cách nào để chọn mục tiêu hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp! Tìm hiểu ngay!

Mục tiêu Facebook Ads là gì?

Facebook sẽ hoạt động theo cách phân tích các dữ liệu người dùng sau đó mới phân phối quảng cáo của bạn cho những người dùng có mục tiêu phù hợp hoặc những người có nhiều khả năng thực hiện các hành động liên quan như tải ứng dụng, mua hàng trực tuyến hay thăm website… nhằm giúp bạn kết nối với đúng tệp khách hàng của mình hơn. 

Có 3 loại mục tiêu bạn nên quan tâm để chọn cho khách hàng tiềm năng trong kênh bán hàng của mình: 

  • Nhận thức: Các mục tiêu đầu kênh hay còn gọi (TOFU – Top of the Funnel) sẽ giúp bạn thu hút được sự quan tâm của những khách hàng xem quảng cáo đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn 
  • Cân nhắc: Đối với các mục tiêu giữa kênh (MOFU – Middle of the Funnel) sẽ nhắm mục tiêu đến những người muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Chuyển đổi: Cuối cùng (BOFU – Bottom of the Funnel) mục tiêu cuối kênh này sẽ có nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi việc mua hàng, đăng ký hay là truy cập.

1/ Mục tiêu nhận thức

2 mục tiêu nhận thức thương hiệu (brand awareness) và tiếp cận (reach) nếu bạn muốn giới thiệu thương hiệu của mình đến với nhiều đối tượng, nâng cao nhận thức hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Mục tiêu này sẽ luôn lý tưởng với những thương hiệu đang cần sự thu hút của các khách hàng mới. Hoặc mục tiêu Reach sẽ thực sự hoàn hảo nếu bạn đang muốn nhiều người dùng nhìn thấy quảng cáo của mình. 

Mục tiêu chiến dịch này cực thành công khi có thể tiếp cận số lượng khách hàng tiềm năng tối đa dựa vào ngân sách quảng cáo của bạn. Cùng đừng lo lắng nếu bạn chỉ phục vụ khách hàng ở một khu vực nhất định thì mục tiêu này của Facebook vẫn giúp bạn giới hạn khu vực địa lý và tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp nhé!

2/ Mục tiêu cân nhắc 

Nếu bạn muốn khách hàng quen thuộc với thương hiệu sản phẩm của mình thì có thể chọn những mục tiêu nhỏ này trong mục tiêu nhận thức nhé:

2.1/ Traffic ( Lưu lượng truy cập )

Nếu ở chiến dịch bạn muốn định hướng các đối tượng đến một trang website bên ngoài Facebook thì bạn nên lựa chọn mục tiêu này. 

Ví dụ: Bạn muốn đưa khách đến bài đăng blog, landing page hoặc một website nào đó. Đối với Facebook Pixel bạn có thể theo dõi mọi hoạt động của khách hàng và có thể nhắm đến các đối tượng người dùng trong các chiến dịch tương tai. Facebook sẽ chỉ hiển thị những post quảng cáo của bạn đến những người dùng có nhiều khả năng nhấp vào các liên kết.

2.2/ Tương tác

Chỉ sử dụng mục tiêu tương tác khi bạn muốn nhiều khách hàng tương tác với các bài post của mình, có 3 lựa chọn cho bạn:

  • Tương tác với bài đăng: Người dùng Facebook sẽ like, nhận xét hoặc chia sẻ các bài post
  • Lượt thích trang: Thuyết phục người dùng like hoặc theo dõi Fanpage
  • Hoặc phản hồi các sự kiện: Tham dự các sự kiện trực tuyến hoặc trực tiếp

2.3/ Lượt cài đặt ứng dụng

Lĩnh vực phần mền đang phát triển trong ngành công nghệ thông tin và đương nhiên các nhà phát triển app cũng được Facebook đặt ra các mục tiêu riêng, trong quá trình quảng cáo app nếu bạn muốn đưa người xem đến với cửa hàng ứng dụng thì bạn phải có mục tiêu rõ ràng ví dụ như khách hàng đang có khả năng đảm bảo lợi tức đầu tư (ROI) cao nhất.

2.4/ Lượt xem video 

Nếu bạn muốn khách hàng click và xem video thì hãy chọn mục tiêu là lượt xem video, bạn sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết đến thương hiệu vì video dễ dàng thể hiện cá tính riêng. Nhưng nên nhớ rằng dù bạn chọn mục tiêu lượt xem video nhưng số view không phải là mục đích thực sự của chiến dịch nhé!

2.5/ Tạo khách hàng tiềm năng

Quảng cáo Facebook Lead Generation cho phép bạn nắm thông tin khách hàng tiềm năng như tên, địa chỉ email hay Sđt, ví dụ bạn có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, mời người trả lời câu hỏi…. Khi đó việc bạn chỉ cần chọn mục tiêu Tạo khách hàng tiềm năng sẽ có thể tải xuống tất cả dữ liệu mà chiến dịch của bạn thu thập được.

2.6/ Tin nhắn

Mục tiêu Tin nhắn dành cho bạn đang muốn trò chuyện với khách hàng mục tiêu. Với chiến dịch này bạn được kết nối với khách hàng thông qua Messenger, Instagram Direct… Ở mục tiêu này bạn có thể đặt câu hỏi cho khách hàng và khuyến khích họ tương tác ngược lại. Đây cũng là lựa chọn hay cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thu thập dữ liệu nhé!

3/ Mục tiêu chuyển đổi 

3.1/ Chuyển đổi

Mục tiêu chuyển đổi tức là khi bạn muốn đối tượng khách hàng của mình click vào các link web hoặc hoàn thành hành động như mua hàng, đặt hình hẹn… Khi có kết quả bạn sẽ cài đặt Facebook Pixel để theo dõi chúng. Bạn nên lưu ý rằng thuật toán của Facebook Ads rất khó để phân phối hiệu quả nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn không đủ lượng chuyển đổi sẵn, bạn phải cần ít nhất 10 đến 20 chuyển đổi mỗi tuần để mục tiêu này mang lại kết quả tốt nhé!

3.2/ Bán hàng theo danh mục

Mục tiêu này chỉ sử dụng khi bạn có cửa hàng thương mại điện tử và muốn quảng cáo các sản phẩm từ đó, bạn có thể chọn quảng cáo đến khách hàng mới hoặc các khách hàng tiềm năng có sẵn, bạn cũng có thể chọn những khách hàng đã xem nhưng chưa mua hoặc bán thêm sản phẩm liên quan cho khách hàng cũ

3.3/ Lưu lượng truy cập

Mục tiêu chiến dịch này cho phép thương hiệu của bạn tạo ra nhiều lượt truy cập hơn và thúc đẩy doanh số bán hàng ở tất cả các địa điểm. Nếu doanh nghiệp của bạn có một hoặc nhiều cửa hàng, hãy sử dụng mục tiêu Phạm vi tiếp cận để tối ưu hóa quảng cáo của bạn.

Mục tiêu này cho phép bạn tạo ra nhiều lượt truy cập và thúc đẩy doanh số ở các địa điểm, nếu doanh nghiệp bạn có một hoặc nhiều cửa hàng thì hãy sử dụng mục tiêu Phạm vi tiếp cận để tối ưu quảng cáo ngay.

Nếu bạn phân vân giữa nhiều mục tiêu thì hãy cứ thử và đưa ra kết quả để lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm, đối tượng khách hàng của mình nhé!

Comments are closed.