Anh_bia_aida_model

BẠN HIỂU GÌ VỀ MÔ HÌNH AIDA?

Mô hình AIDA là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất trong các chiến lược Marketing mang lại hiệu quả cao cho nhiều thương hiệu nổi tiếng. Vậy mô hình AIDA là gì? Cách ứng dụng mô hình này vào thực tế như thế nào mới đem lại doanh thu ổn định? Hãy cùng PeakAds tìm hiểu thêm nhé! 

1/ Mô hình AIDA là gì?

Lần đầu tiên mô hình AIDA được nhắc đến là trong một bài báo vào năm 1898 của tạp chí The Inland Printer – một trong những tạp chí có sức ảnh hưởng nhất Thế kỷ 19. Chủ nhân của bài báo, Elias St. Elmo Lewis, là một nhân viên phòng ban Quảng cáo của Hall of Fame đã cho rằng các nhà Marketer nên áp dụng một công thức chung cho những chiến dịch để công chúng dễ đón nhận hơn. Phải đến hơn một thế kỷ sau đó, những lý luận của Elias St. Elmo Lewis mới được chứng minh là đúng. 

Mô hình AIDA được định nghĩa như một phễu Marketing giúp các nhà tiếp thị hiểu rõ các giai đoạn nhận thức trong toàn bộ hành trình mua hàng của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn để thuyết phục họ trở thành khách hàng của mình.

(Nguồn: taliaonline)

2/ Các giai đoạn của mô hình AIDA

Mô hình AIDA được viết tắt của 4 giai đoạn: A (Attention – Nhận thức), I (Interest – Tạo hứng thú), D (Desire – Mong muốn), A (Action – Hành động).

(Nguồn: blog.abit.vn)

2.1/ Giai đoạn nhận thức – Attention

Mục tiêu chính ở giai đoạn này là giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của bạn tiếp cận một tập khách hàng tiềm năng rộng nhất có thể. Doanh nghiệp phải tập trung vào các chương trình Marketing nhằm thu hút, tạo sự chú ý và gây ấn tượng với đối tượng mục tiêu được nhắm đến. Sau khi thành công hoàn thành giai đoạn này thì các bước tiếp theo mới có thể thực hiện.  

2.2/ Giai đoạn tạo hứng thú – Interest

Sau khi người tiêu dùng đã có ấn tượng về sản phẩm, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm là chuyển đổi sự chú ý thành sự thích thú về thương hiệu. Để khách hàng hiểu rõ hơn về những  thông tin và các lợi ích mà sản phẩm mang lại, doanh nghiệp nên đầu tư vào giá trị sử dụng của các nội dung được đăng lên.

2.3/ Giai đoạn Xây dựng niềm yêu thích với thương hiệu – Desire 

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải khai thác tối đa insight của khách hàng và  phát triển content đánh mạnh vào sự khác biệt và ưu điểm vượt trội của sản phẩm so với các thương hiệu khác nhằm xây dựng sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu, từ đó họ sẽ nhận ra nhu cầu và chuyển sang giai đoạn cuối cùng.

2.4/ Giai đoạn Hành động – Action

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, là mục tiêu chính mà toàn bộ chiến lược Marketing hướng tới. Doanh nghiệp cần sử dụng các lời mời Call To Action để đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

3/ Ứng dụng mô hình AIDA để thu hút khách hàng

Mỗi giai đoạn đều có những phương thức tiếp cận đối tượng mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp cần lưu ý:

3.1/ Giai đoạn nhận thức – Attention

Doanh nghiệp cần sáng tạo những nội dung độc đáo qua hình ảnh, video, infographic… để truyền tải thông tin một cách hiệu quả hơn. Một số công cụ mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • SEO: Tối ưu hóa công cụ là cách làm tiếp thị hiệu quả nhưng cực kỳ tiết kiệm trong thời đại khoa học kỹ thuật lên ngôi như hiện nay.
  • Quảng cáo trên Google và Mạng xã hội: Phương tiện này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận một tập khách hàng mục tiêu lớn trong thời gian ngắn.
  • Influencer: Sử dụng sự ảnh hưởng của người nổi tiếng để giới thiệu thương hiệu đến người theo dõi của họ sẽ giúp xây dựng niềm tin theo hướng tích cực.

3.2/ Giai đoạn tạo hứng thú (Interest) và Giai đoạn xây dựng niềm yêu thích với thương hiệu (Desire)

Ở giai đoạn này doanh nghiệp cần tập trung phát triển Content Marketing để đem đến những thông tin có giá trị để khách hàng hiểu thêm về danh mục sản phẩm, sự khác biệt cũng như những đặc điểm đặc trưng mà thương hiệu muốn họ ghi nhớ. Một số phương tiện tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo:

  • Content Marketing: Xây dựng những nội dung hữu ích và hấp dẫn nhằm thuyết phục khách hàng.
  • Review: Người tiêu dùng có xu hướng tin những lời đánh giá từ những người đã sử dụng hơn là lời quảng cáo từ thương hiệu nên doanh nghiệp có thể sử dụng các đánh giá tốt để quảng bá.

3.3/ Giai đoạn Hành động – Action

Đây là giai đoạn mấu chốt để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm cho thương hiệu thế nên tất cả các chiến lược Marketing phải tập trung vào cách tạo cảm giác cấp bách và hỗ trợ khách hàng tiềm năng dễ dàng hoàn thành việc mua hàng. 

  • CRO: Sử dụng các CTA phù hợp để cung cấp cho người muốn mua hàng  một cách dễ dàng hơn để mua hàng chỉ bằng một cú click.
  • Giảm giá và khuyến mãi: Chương trình giảm giá trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy động cơ mua hàng diễn ra nhanh hơn.
  • Mẫu dùng thử: Tăng trải nghiệm người dùng bằng cách để họ biết được hiệu quả của sản phẩm cho thấy thương hiệu rất uy tín và đáng tin tưởng.
y-nghia-cua-mau-sac-trong-thiet-ke-PeakAds

Ý NGHĨA CỦA MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ

Trong thời đại công nghệ lên ngôi, người tiêu dùng phải tiếp xúc với hàng chục, thậm chí hàng trăm thương hiệu mỗi ngày nên nhiệm vụ của nhà thiết kế là phải gây ấn tượng mạnh với khách hàng tiềm năng. Màu sắc đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định ấn phẩm truyền thông có mang đủ tính sáng tạo, độc đáo và có thu hút được khách hàng hay không. 

Hôm nay PeakAds sẽ nói cho bạn nghe về ý nghĩa của một số màu sắc thường thấy trong thiết kế nhé!

1/ Gam màu nóng

1.1/ Màu vàng

Màu vàng là màu sắc tượng trưng cho ánh nắng mặt trời. Màu vàng gợi cho con người những cảm xúc tích cực và lạc quan, giúp khai sáng tâm trí, khuyến khích tư duy sáng tạo phát triển, là cách tạo động lực làm việc cực kỳ hiệu quả. Màu vàng rất tươi sáng nên dễ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, đây là lợi thế rất lớn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. 

(Ảnh: marketingai.vn)

1.2/ Màu cam

Màu cam gây cảm giác vui vẻ, cởi mở, tràn đầy năng lượng và sức sống. Không chỉ thế, đây còn là màu sắc đại diện cho nhiệt huyết của tuổi trẻ, gợi nhớ những kỷ niệm cũ đồng thời nhắc nhở con người không ngừng nỗ lực hướng về phía trước. Nhiều thương hiệu sử dụng màu cam để tạo điểm nổi bật nhằm thu hút sự chú ý một cách thân thiện, dễ tiếp cận chứ không áp đảo như màu đỏ. 

(Ảnh: toplist.vn)

1.3/ Màu đỏ

Nếu nhìn màu đỏ đủ lâu con người sẽ có cảm giác tim đập mạnh do đó cảm thấy năng nổ, hứng khởi, dễ bị kích thích. Màu đỏ còn là màu của sự lãng mạn, hấp dẫn nhưng cũng là tín hiệu để con người nhận biết sự nguy hiểm. Vì ý nghĩa đặc biệt của mình mà màu đỏ xuất hiện ở nhiều thương hiệu trong nhiều ngành nghề khác nhau. Lĩnh vực F&B sử dụng màu đỏ để tạo cảm giác cấp bách, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Màu đỏ cũng thường thấy trong ngành giải trí như cách gây sự chú ý.

(Ảnh: profiledep.com)

2/ Gam màu lạnh

2.1/ Màu tím

Màu tím mang hình ảnh của sự hùng vĩ, sang trọng và thần bí. Vẻ đẹp huyền bí này kích hoạt trí tưởng tượng của con người, tạo sự tò mò, không ngừng tìm hiểu những thử thách ẩn sâu bên trong nó. Vì vậy nhiều doanh nghiệp lựa chọn màu tím để thể hiện sự khôn ngoan, thúc đẩy khách hàng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ hơn với sự đồng hành của thương hiệu.

(Ảnh: topic.vn)

2.2/ Màu xanh biển

Bầu trời xanh trong vắt và làn nước mát lạnh là những liều thuốc hiệu quả nhất để con người cảm thấy bình tĩnh sau khoảng thời gian mệt mỏi. Màu xanh thường tạo cảm giác về sự tin tưởng, sự trông cậy, có trách nhiệm về tài chính và tính bảo đảm. Chúng ta thường thấy màu xanh biển trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hay công nghệ cũng vì lý do này.

(Ảnh: emg.com.vn)

2.3/ Màu xanh lá

Màu xanh lá cây đại diện cho sức khỏe và tăng trưởng, tựa như cây xanh không ngừng phát triển thêm cao lớn và vững chắc vậy. Độ đậm nhạt của sắc xanh cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau nữa đấy. Trong khi màu xanh đậm tượng trưng cho sự giàu có thì màu xanh nhạt lại thể hiện sự hài lòng.

(Ảnh: vudigital.co)

3/ Gam màu trung tính

3.1/ Màu trắng

Màu trắng tượng trưng cho sự giản dị và những điều thuần khiết nhất. Khi nhắc đến màu trắng, con người còn nghĩ đến phong cách sống tối giản cực kỳ tinh tế của người Nhật. Ngoài ra, màu trắng còn mang ý nghĩa hòa bình, hỗ trợ hóa giải những mâu thuẫn nữa đấy!

(Ảnh: amadegraphic.com)

3.2/ Màu đen

Màu đen là màu sắc vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn và bí ẩn. Có lẽ vì thế mà nhiều người xem nó như một đại diện cho cái ác, như những kẻ xấu trong những bộ phim anh hùng chẳng hạn. Mặt khác, nhiều thương hiệu sử dụng màu đen để tượng trưng cho sự sang trọng, chuyên nghiệp của mình.

KOL-vs-KOC-PeakAds

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KOL VÀ KOC?

Xu hướng mới và đang ngày càng phổ biến trong ngành Marketing chính là Influencer Marketing. Với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử, một hình thức Influencer mới đã ra đời và đang dần dần chiếm giữ vị trí ngang hàng với KOL (Key Opinion Leader) là KOC (Key Opinion Consumer). 

Vậy bạn có thể nêu sự khác biệt giữa KOL và KOC không? Hãy cùng PeakAds tìm hiểu về hai khái niệm hot nhất hiện nay nhé!

1/ Định nghĩa KOL và KOC

KOL (Key Opinion Leader) là những người có chuyên môn sâu về một khía cạnh nhất định, nhờ vào sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng lớn và hiểu biết của bản thân mà họ tạo ra sự tác động đến suy nghĩ của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực đó.

(Ảnh: theinfluencer.vn)

KOC (Key Opinion Consumer) lại không có nhiều chuyên môn như KOL mà chỉ nhận xét về sản phẩm/dịch vụ dưới góc nhìn chủ quan của một người tiêu dùng thực sự. KOC thường có số lượng người theo dõi nằm ở mức độ trung bình nhưng họ lại có độ tác động mạnh lên nhóm đối tượng đó.

(Ảnh: vietnamtre.vn)

2/ Những nét khác biệt giữa KOL và KOC

Tính chủ động

Thông thường, các thương hiệu sẽ tự tìm hiểu thông tin của KOL như mức độ ảnh hưởng, phản hồi từ phía người tiêu dùng và đưa ra quyết định liên hệ để ký kết hợp đồng quảng bá. Các KOLs sẽ được nhận tiền quảng cáo và có cơ hội sử dụng sản phẩm của thương hiệu hoàn toàn miễn phí.

Ngược lại với KOL, các KOC thường chủ động tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu, sau đó tiến hành sử dụng và đưa ra nhận xét. Kết thúc quá trình này, các KOC sẽ nhận được tiền hoa hồng hoặc được nhãn hàng tặng sản phẩm.

Phạm vi ảnh hưởng

KOL được phân loại dựa trên lượng người theo dõi, có 3 cấp độ từ bé đến lớn lần lượt là nano (1.000 – 10.000), micro (10.000 – 50.000) và cuối cùng là mega (trên 1 triệu). Tùy thuộc vào tính chất và ngân sách của chiến dịch mà thương hiệu sẽ lên kế hoạch lựa chọn các cấp độ KOL phù hợp nhất. 

Đối với các KOC, do tính chất công việc chủ yếu là đánh giá sản phẩm nên số lượng người theo dõi của họ chỉ nằm trong khoảng từ thấp đến trung bình. Vì vậy yếu tố nhiều người theo dõi không phải là yếu tố chính để đánh giá một KOC, thương hiệu nên quan sát mức độ tương tác, mức độ tin cậy của người xem đối với KOC để đưa ra quyết định.

Tính chuyên môn

Các KOL thường có chuyên môn sâu về lĩnh vực mà họ đang hoạt động, họ đưa ra những lời khuyên chuyên nghiệp giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Đối với các KOC, họ chỉ nhận xét sản phẩm một cách chủ quan dựa trên cảm nhận cá nhân nhưng lại được nhiều người tin tưởng hơn vì xuất phát điểm của các KOC là dựa trên một người tiêu dùng chứ không phải người đại diện nhận tiền quảng cáo như các KOL.

marketing-truyen-mieng-la-gi-nhung-hinh-thuc-pho-bien-cua-marketing-truyen-mieng Peakads 1

MARKETING TRUYỀN MIỆNG LÀ GÌ? NHỮNG HÌNH THỨC PHỔ BIẾN CỦA MARKETING TRUYỀN MIỆNG 

Marketing truyền miệng được biết đến từ lâu là một giải pháp truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp. Với sự lan tỏa mạnh mẽ mà không cần tốn quá nhiều chi phí, Word Of Mouth được nhiều doanh nghiệp tin tưởng chọn lựa cho các chiến dịch truyền thông. 

Vậy Marketing truyền miệng là gì? Hôm nay hãy cùng Peakads tìm hiểu về chủ đề này nhé!! 

1/ Marketing truyền miệng là gì? 

Marketing truyền miệng là loại marketing có chi phí thấp nhất trong các loại marketing, bởi thông tin được lan truyền dựa trên sự truyền miệng của khách hàng và hoàn toàn miễn phí.

Đặc điểm của Marketing truyền miệng là những lời mách nhỏ hay feedback tốt của những khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, truyền tới những người bạn bè thân thiết và dần lan rộng hơn trong thị trường. Ví dụ bạn có thể nghe bạn bè giới thiệu rằng “Shop A đang có khuyến mãi lớn, đi cùng không?”, “Đồ ăn ở quán X cực ngon, giá lại rẻ, nhất định phải đến thử!”… Những lời “mách nhỏ” gần gũi, không hô hào trở thành nguồn thông tin hữu ích và đáng tin cậy hơn bất cứ quảng cáo nào trên sóng truyền hình hay mạng xã hội. 

2/ Ưu điểm của Marketing truyền miệng

  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.
  • Tiếp cận được với nhiều khách hàng mới hơn. 

3/ Các hình thức Marketing truyền miệng 

3.1/ Marketing truyền miệng bằng tin đồn

Đây là một trong các hình thức marketing truyền miệng sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức “rỉ tai” để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu của bạn. Cách làm này có tốc độ lan truyền mạnh, thời gian lan truyền nhanh, quy mô lan truyền rộng.

3.2/ Marketing truyền miệng lan truyền

Viral marketing là hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua các cổng thông tin internet, các cửa sổ hiện ra trong trình duyệt web, các quảng cáo đính kèm email được gửi đi cho nhiều đối tượng.

3.3/ Marketing truyền miệng cộng đồng

Đây là hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng. Từ đây, các thành viên của nhóm có thể thoả sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Marketing cộng đồng thường có mặt tại các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích…

3.4/ Marketing truyền miệng sắp đặt

Các marketer từ lâu đã thấm nhuần vai trò và sức mạnh của các KOL, Influencer và người nổi tiếng trong các quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Không chỉ đơn thuần là sự tán dương hay khuyến khích sử dụng sản phẩm nào đó, việc những người nổi tiếng đích thân sử dụng sản phẩm và cho vào danh sách “vật bất ly thân”, “vật dụng yêu thích nhất”… sẽ làm tăng thêm lòng tin cho người tiêu dùng. 

3.5/ Marketing truyền miệng truyền giáo

Việc xây dựng marketing kiểu truyền giáo không khó, chỉ cần phát hiện ra một đội ngũ các tình nguyện viên – những tuyên truyền viên tự nguyện để họ tự nắm lấy vai trò chủ đạo trong việc giới thiệu tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Tất nhiên, chi phí hỗ trợ ở hình thức này sẽ ít hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác nhưng sự tin cậy thì luôn luôn dẫn đầu.

3.6/ Marketing truyền miệng bình dân

Marketing bình dân là hình thức marketing truyền miệng tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn trở thành những cheerleader – người cổ vũ nhiệt tình. Bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng tự nguyện hùng hậu đầy tin cậy có thể truyền tải thông điệp marketing một cách nhanh nhẹn và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Môi trường thân thiện, sự gắn kết đặc biệt giữa doanh nghiệp và người tham gia là những chất xúc tác tạo nên sự thành công cho hình thức marketing này.

3.7/ Marketing truyền miệng trên trang cá nhân

Đây là hình thức nêu cảm nhận về sản phẩm/dịch vụ của những khách hàng đã hoặc đang sử dụng lên chính trang mạng xã hội của mình. Hình thức này có khả năng lan truyền khá tương đối nhưng lại rất khó để doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin vì khách hàng không chỉ nêu những cảm nhận tốt mà họ cũng có thể nêu cảm nhận không mấy tích cực, điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp nếu không được xử lý kịp thời. 

Social-Media

8 XU HƯỚNG SOCIAL MEDIA ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2022.

Do ảnh hưởng đại dịch vừa qua, Social Media là kênh tiếp thị bùng nổ và trở thành một kênh tiếp thị không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị của thương hiệu.

Tính chất thay đổi nhanh đến chóng mặt, liệu xu hướng nào của sẽ thay đổi cục diện kênh tiếp thị mạng xã hội trong thời gian tới? Sau đây sẽ là những 8 xu hướng Social Media đáng chú ý trong năm 2022 mà Peakads muốn gửi đến bạn.

1/ Mạng Xã hội trở thành một nền tảng mua sắm.

Nhờ vào việc “kỹ thuật số hóa” trong việc mua sắm đã tạo điều kiện thuận lợi cho mạng xã hội trở thành nền tảng mua sắm “ảo”.

Theo báo cáo của Mỹ, người tiêu dùng chi tiền cho việc mua sắm trên mạng xã hội đã tăng 25,2% đạt 80 triệu người dùng. Con số này dự đoán sẽ gia tăng 100 triệu năm 2023.

2/ Sự nở rộ của short-form video.

Sau cơn bão của Tiktok đổ bộ vào năm 2020, thì lần lượt Instagram Reels, Youtube short,.. được ra đời và được yêu thích hơn bao giờ hết. 

Theo một nghiên cứu, trong năm 2022 khoảng 82% các dạng nội dung trực tuyến sẽ được tồn tại dưới dạng video.

3/ Mạng xã hội trở thành một phần của thường ngày.

Giờ đây mạng xã hội không chỉ gia tăng số lượng người tham gia truy cập mà còn gia tăng về thời lượng truy cập của mỗi người lên đến 145 phút (2 tiếng 25 phút)/ngày.

4/ Facebook khẳng định vị trí top đầu.

Mặc dù còn nhiều nghi ngại về vấn đề bảo mật nhưng không thể phủ nhận sự tăng trưởng của MXH này. Hiện nay, Facebook đang là MXH được dùng nhiều nhất trên thế giới, chỉ theo sau sát sao với Youtube.

Lượng người dùng hằng ngày của facebook đã lên tới 1,845 tỷ người và tổng 23 tỷ lượt xem chỉ trong tháng 1 năm 2021. Những người xem này họ cũng dành trên 58 phút truy cập mỗi ngày.

Chính vì vậy, dù đã được ra mắt từ rất lâu nhưng Facebook càng ngày càng khẳng định vị trí đấu bảng trong cuộc chơi mạng xã hội trong thời gian tới.

5/Thời gian chú ý ngắn hơn, nội dung hấp dẫn hơn.

Với sự ảnh hưởng của short – form video, người dùng giờ đây bị giảm sự chú ý hơn khi đọc một bài riêng lẻ. Theo nghiên cứu, thời gian họ chú ý vào một bài viết là 8s/ 1 bài.

Vì vậy, nên đa dạng hóa và cung cấp các dạng nội dung và sử dụng dạng ngắn nhiều hơn để dễ tiếp cận đến người dùng hơn.

6/ Nhiều lựa chọn thực tế tăng cường hơn. 

Ứng dụng AR và VR ngày nay càng được biết đến rộng rãi hơn, được kỳ vọng sẽ phổ biến hơn mạng di động mạnh và nhanh hơn. Dự đoán đến năm 2023, AR và VR có thể đem về 70-75 tỷ USD doanh thu hằng năm.

Các mạng xã hội sẽ tiên phong hưởng ứng xu hướng này. Instagram nâng cấp việc ứng dụng AR lên tầm cao mới khi cho phép người dùng tự tạo chính bộ lọc của mình. 

7/ Ứng dụng nội dung người dùng tự tạo (user generated content)

Theo thống kê cho thấy cách doanh nghiệp sử dụng UGC giúp tăng 20% lượt quay lại website và 90% người dùng ở lại trên trang. 

Hình ảnh của UGC cũng góp phần tăng chuyển đổi hơn ước tính 81% so với những định dạng nội dung còn lại. 

8/ Sự phân tách của Reddit. 

Khoảng thời gian 10 năm trước đây, sự phân tách của trang rao vặt Craigslist thành nhiều ngành khác nhau. Trong đó bao gồm các ngành như: Airbnb, Zillow và Indeed.

Điều này đang xảy ra tương tự với Reddit. Thông qua subreddit chơi game liên minh huyền thoại với hơn 5,3 triệu thành viên, Reddit đã sáng lập Discord (hiện có giá 3,5 tỷ USD) và với sự hình thành mới này Reddit đã thống lĩnh thị trường game.

13-noi-dung-xay-dung-long-tin-cua-khach-hang-peakads-1

13 CÁCH TẠO NỘI DUNG GIÚP XÂY DỰNG LÒNG TIN KHÁCH HÀNG

Trong kinh doanh, việc xây dựng lòng tin ở khách hàng là một mục tiêu vô dùng quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào cũng mong muốn đạt được. Muốn khách hàng tìm đến bạn, trước hết bạn phải làm cho họ cảm thấy tin tưởng và tất nhiên, đây không phải là một công việc có thể dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều mà cần có một quá trình đủ để khách hàng cảm nhận được sự uy tín mà doanh nghiệp, thương hiệu của bạn đem lại. 

Để lấy được niềm tin của khách hàng một cách tự nhiên nhất, bạn có thể tham khảo một số cách làm nội dung sau đây và chọn lọc, áp dụng chúng một cách phù hợp với những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình nhé!

1/ Nói về uy tín và bề dày lịch sử của doanh nghiệp

Bề dày lịch sử được xem như là một lợi thế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn có được lợi thế này, hãy đầu tư xây dựng nội dung xoay quanh nó bằng nhiều hình thức như infographics, video… để khách hàng nắm bắt được những thông tin mà bạn muốn truyền tải. 

2/ Nhấn mạnh vào thành phần sản phẩm 

Giúp khách hàng nắm rõ những thông tin về thành phần sản phẩm cũng là một cách để họ tin tưởng sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đặc biệt là những sản phẩm thuộc về lĩnh vực làm đẹp, thực phẩm chức năng… 

Để truyền đạt nội dung này, bạn có thể tổ chức những buổi livestream nói về sản phẩm, công bố những hình ảnh về hoạt động sản xuất, chế biến, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất…

3/ Đại diện bởi người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng

Việc nhờ đến những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng review về sản phẩm cũng là một cách giúp khách hàng có thêm niềm tin về chất lượng của sản phẩm. Đó chính là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ để đầu tư cho phần nội dung này. 

4/ Bảo trợ bởi các chuyên gia, viện nghiên cứu

Bên cạnh việc nhờ cậy vào người nổi tiếng thì những uy tín của các viện nghiên cứu hoặc các chuyên gia cũng được khách hàng rất tin tưởng. 

5/ Nguồn gốc xuất xứ

Hãy làm ra những nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn những sản phẩm đúng như ý mà họ mong muốn. 

6/ Công khai những feedback

Công khai những ý kiến phản hồi từ khách hàng chính là một cách thức tốt để xây dựng niềm tin cho những khách hàng khác. Khi thấy những khách hàng trước đã có những trải nghiệm như ý với sản phẩm của bạn, những khách hàng kế tiếp sẽ không gặp phải nhiều phân vân trong quá trình quyết định lựa chọn sản phẩm. 

7/ Tư vấn trực tiếp

Hãy tận tâm lắng nghe những thắc mắc của khách hàng và hết lòng giải đáp những băn khoăn ấy để phần nào giải tỏa được những nỗi lo còn tồn tại trong họ. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tổ chức những buổi talkshow hoặc livestream tư vấn, giải đáp nhanh chóng những khúc mắc mà khách hàng đang gặp phải. 

8/ Chính sách bảo hành và hoàn tiền

Bên cạnh một sản phẩm tốt thì chính sách bảo hành và hoàn tiền cũng là một nội dung cần được doanh nghiệp đầu tư. Hãy mạnh dạn làm ra những nội dung này một cách chỉn chu nhất để khách hàng cảm thấy họ được chăm sóc và tôn trọng khi sử dụng sản phẩm của bạn. 

9/ Tài trợ cho các hoạt động xã hội

Hãy dành ra một khoản tiền trong khả năng của doanh nghiệp để tham gia vào các hoạt động xã hội, điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội mà còn giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình và lòng tin từ cộng đồng. 

10/ Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Một thương hiệu được chăm chút tỉ mỉ từ những thứ nhỏ nhất như logo thương hiệu, avatar, cover, website, hình ảnh… chắc chắn sẽ tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng hơn là những thương hiệu không có nhiều đặc điểm để nhận diện. 

11/ So sánh với các sản phẩm, dịch vụ khác

Hãy thể hiện những nội dung chứng minh rằng sản phẩm của bạn có những đặc điểm vượt trội hơn những sản phẩm tương tự khác trên thị trường. Bên cạnh đó, hãy tập trung nhấn mạnh vào những lợi ích to lớn hơn mà khách hàng nhận được khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

12/ Case studies

Hãy kể lại những câu chuyện thành công mà sản phẩm, dịch vụ của bạn đã đem lại cho những khách hàng trước như câu chuyện đổi đời, hành trình lột xác… để xây dựng thêm niềm tin vững chắc cho những khách hàng mới. 

13/ Cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm

Trăm nghe một bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử, hãy mang đến cho khách hàng cơ hội dùng thử những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, khi đó chắc chắn họ sẽ có thêm niềm tin và sẵn sàng lựa chọn sản phẩm mà không cần phải băn khoăn thêm điều gì. 

15-bi-kip-tao-ra-content-chat-luong-peakads-4

15 BÍ KÍP TẠO RA MỘT CONTENT CHẤT LƯỢNG

Trong một chiến dịch marketing, content chính là một vũ khí có thể giúp bạn biến một khách truy cập thành một khách hàng trung thành. Content marketing ngày càng phát triển, đòi hỏi nội dung bài viết cũng phải mang tính hiệu quả cao. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tạo ra những content chất lượng, hãy dành thời gian đọc 15 lời khuyên sau đây trước khi bắt tay vào công việc sáng tạo nội dung của mình. 

1/ Nghiên cứu nhiều hơn 

Khi bạn chăm chỉ nghiên cứu, bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin. Khi bạn có nhiều thông tin, bạn sẽ dễ dàng áp dụng vào bài viết của mình theo nhiều cách khác nhau. 

2/ Viết về điều bạn thích

Khi bạn bắt đầu cảm thấy bí câu từ và không biết làm gì cho content của mình hay hơn, hãy thêm vào đó những điều mà bạn thấy thích. David Ogilvy – cha đẻ của ngành quảng cáo – đã nói: “Hãy nói sự thật nhưng hãy làm sự thật đó thú vị hơn”. Vì vậy, qua content của mình, hãy làm khách hàng cảm thấy thích thú và quyết định mua sản phẩm của bạn một cách nhanh chóng.

Cách để nội dung trở nên hấp dẫn: 

  • Làm nội dung dễ đọc và bắt mắt. 
  • Thể hiện cá tính riêng của mình hoặc sử dụng những ý tưởng bán hàng độc đáo. 
  • Kết hợp những tranh cãi 
  • Kể những câu chuyện 

3/ Thể hiện phong cách riêng 

Việc xây dựng và định hình phong cách riêng chính là cách làm bạn trở nên đối bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. 

4/ Chú trọng việc đặt tiêu đề

Một tiêu đề hay sẽ là một bước khởi đầu hoàn hảo cho một bài viết. Để có một tiêu đề hiệu quả, bạn nên lưu ý những điểm sau: 

  • Viết nháp nội dung và tìm ý chính để đặt tiêu đề. 
  • Đặt tiêu đề đơn giản. 
  • Áp dụng quy luật 4U: Urgent (cấp bách) – Unique (độc nhất) – Useful (dễ áp dụng) – Ultra specific (thật cụ thể) 
  • Tạo sự chú ý của khách hàng bằng một bức ảnh sinh động hoặc những cảm xúc mãnh liệt, sau đó thêm vào những nội dung truyền tải cần thiết. 

5/ Đơn giản hoá nội dung 

Viết nội dung một cách đơn giản, ngắn gọn để khách hàng có thể nắm được đủ ý mà bạn muốn truyền đạt trong thời gian nhanh nhất. 

6/ Kể một câu chuyện  về sản phẩm

Một câu chuyện thú vị trong content sẽ là điểm sáng thu hút sự chú ý của người đọc hơn là những mẫu quảng cáo toàn những thông tin khô khan. Điều này sẽ thu hút sự tò mò của khách hàng và họ sẽ cố gắng đọc đến hết để xem hồi kết của câu chuyện mà bạn đang kể. 

7/ Chú ý đến hình thức

Hình thức là điều đầu tiên đập vào mắt người xem chứ không phải nội dung. Hãy chắc chắn rằng content của bạn không làm người đọc khó chịu chỉ vì những lỗi hình thức không đáng có. 

Hãy ghi nhớ những điều sau: 

  • Chọn font chữ rõ ràng, dễ đọc. 
  • Viết đoạn văn ngắn vừa phải. 
  • In nghiêng, bôi đen, gạch chân để phân chia nội dung. 
  • Sử dụng hình ảnh đẹp, bắt mắt. 

8/ Đừng quá khéo léo

Đôi khi sự đơn giản và đi thẳng vào trọng tâm vấn đề sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là việc dẫn dắt câu chữ đi từ ý đồ này sang ý đồ khác. 

9/ Chấp nhận phá vỡ quy tắc

Đôi khi, việc phá vỡ một vài quy tắc về ngữ pháp, từ ngữ, cú pháp cũng sẽ khiến nội dung của bạn trở nên ấn tượng và đặc biệt hơn. 

10/ Viết có mục đích 

Đừng làm nội dung theo kiểu “viết cho có viết”. Hãy nhớ rằng nội dung của bạn là công cụ xây dựng lòng tin của khách hàng, vì vậy bạn cần phải đặt ra mục đích rõ ràng cho từng bài viết của mình. 

11/ Suy nghĩ rộng hơn

Vì làm content là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nên bạn đừng ngại nếu phải thử những điều mới. Hãy đặt mình vào vị trí của những đối tượng người đọc khác nhau để có cái nhìn khách quan nhất và sáng tạo ra những nội dung phù hợp nhất. 

12/ Viết điều khách hàng có thể hiểu

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết được họ mong muốn điều gì, từ đó hãy viết ra những điều mà họ có thể hiểu về sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn. 

13/ Mang cảm xúc vào bài viết

Yếu tố cảm xúc sẽ giúp bài viết của bạn không bị khô khan như những báo cáo khoa học. Hãy khéo léo kết hợp những yếu tố cảm xúc phù hợp vào bài viết của mình để dẫn dắt người đọc đi đến cái đích cuối cùng mà bạn hướng đến. 

14/ Bằng chứng thuyết phục 

Khách hàng sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn nếu bạn đưa ra được những yếu tố mang tính thuyết phục cao. Những bằng chứng thuyết phục có thể vận dụng vào bài viết là: 

  • Số liệu thống kê 
  • Phương pháp 
  • Kết quả kiểm định 
  • Case study 
  • Những câu chuyện thành công

15/ Kết hợp những nguyên tắc cơ bản của copywriting

  • Thu hút sự chú ý
  • Tập trung vào khách hàng 
  • Nhấn mạnh lợi ích 
  • Tạo sự khác biệt so với đối thủ
  • Đưa ra bằng chứng thuyết phục 
  • Tạo dựng lòng tin 
  • Xây dựng giá trị 
  • Call to action