marketing-truyen-mieng-la-gi-nhung-hinh-thuc-pho-bien-cua-marketing-truyen-mieng Peakads 1

MARKETING TRUYỀN MIỆNG LÀ GÌ? NHỮNG HÌNH THỨC PHỔ BIẾN CỦA MARKETING TRUYỀN MIỆNG 

Marketing truyền miệng được biết đến từ lâu là một giải pháp truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp. Với sự lan tỏa mạnh mẽ mà không cần tốn quá nhiều chi phí, Word Of Mouth được nhiều doanh nghiệp tin tưởng chọn lựa cho các chiến dịch truyền thông. 

Vậy Marketing truyền miệng là gì? Hôm nay hãy cùng Peakads tìm hiểu về chủ đề này nhé!! 

1/ Marketing truyền miệng là gì? 

Marketing truyền miệng là loại marketing có chi phí thấp nhất trong các loại marketing, bởi thông tin được lan truyền dựa trên sự truyền miệng của khách hàng và hoàn toàn miễn phí.

Đặc điểm của Marketing truyền miệng là những lời mách nhỏ hay feedback tốt của những khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, truyền tới những người bạn bè thân thiết và dần lan rộng hơn trong thị trường. Ví dụ bạn có thể nghe bạn bè giới thiệu rằng “Shop A đang có khuyến mãi lớn, đi cùng không?”, “Đồ ăn ở quán X cực ngon, giá lại rẻ, nhất định phải đến thử!”… Những lời “mách nhỏ” gần gũi, không hô hào trở thành nguồn thông tin hữu ích và đáng tin cậy hơn bất cứ quảng cáo nào trên sóng truyền hình hay mạng xã hội. 

2/ Ưu điểm của Marketing truyền miệng

  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.
  • Tiếp cận được với nhiều khách hàng mới hơn. 

3/ Các hình thức Marketing truyền miệng 

3.1/ Marketing truyền miệng bằng tin đồn

Đây là một trong các hình thức marketing truyền miệng sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức “rỉ tai” để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu của bạn. Cách làm này có tốc độ lan truyền mạnh, thời gian lan truyền nhanh, quy mô lan truyền rộng.

3.2/ Marketing truyền miệng lan truyền

Viral marketing là hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua các cổng thông tin internet, các cửa sổ hiện ra trong trình duyệt web, các quảng cáo đính kèm email được gửi đi cho nhiều đối tượng.

3.3/ Marketing truyền miệng cộng đồng

Đây là hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng. Từ đây, các thành viên của nhóm có thể thoả sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Marketing cộng đồng thường có mặt tại các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích…

3.4/ Marketing truyền miệng sắp đặt

Các marketer từ lâu đã thấm nhuần vai trò và sức mạnh của các KOL, Influencer và người nổi tiếng trong các quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Không chỉ đơn thuần là sự tán dương hay khuyến khích sử dụng sản phẩm nào đó, việc những người nổi tiếng đích thân sử dụng sản phẩm và cho vào danh sách “vật bất ly thân”, “vật dụng yêu thích nhất”… sẽ làm tăng thêm lòng tin cho người tiêu dùng. 

3.5/ Marketing truyền miệng truyền giáo

Việc xây dựng marketing kiểu truyền giáo không khó, chỉ cần phát hiện ra một đội ngũ các tình nguyện viên – những tuyên truyền viên tự nguyện để họ tự nắm lấy vai trò chủ đạo trong việc giới thiệu tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Tất nhiên, chi phí hỗ trợ ở hình thức này sẽ ít hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác nhưng sự tin cậy thì luôn luôn dẫn đầu.

3.6/ Marketing truyền miệng bình dân

Marketing bình dân là hình thức marketing truyền miệng tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn trở thành những cheerleader – người cổ vũ nhiệt tình. Bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng tự nguyện hùng hậu đầy tin cậy có thể truyền tải thông điệp marketing một cách nhanh nhẹn và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Môi trường thân thiện, sự gắn kết đặc biệt giữa doanh nghiệp và người tham gia là những chất xúc tác tạo nên sự thành công cho hình thức marketing này.

3.7/ Marketing truyền miệng trên trang cá nhân

Đây là hình thức nêu cảm nhận về sản phẩm/dịch vụ của những khách hàng đã hoặc đang sử dụng lên chính trang mạng xã hội của mình. Hình thức này có khả năng lan truyền khá tương đối nhưng lại rất khó để doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin vì khách hàng không chỉ nêu những cảm nhận tốt mà họ cũng có thể nêu cảm nhận không mấy tích cực, điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp nếu không được xử lý kịp thời. 

Comments are closed.