PR-la-gi-Peakads

PR LÀ GÌ? 7 BƯỚC ĐỂ CÓ MỘT CHIẾN DỊCH PR HOÀN HẢO

PR là gì? PR và quảng cáo có giống nhau không? PR đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Peakads tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

PR là gì?

PR là cách viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Theo lý thuyết marketing, PR là một kênh truyền thông giúp tạo mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và cộng đồng, với sự liên hệ bền vững này, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có một mạng lưới tiêu thụ, phản hồi và truyền thông cho chính thương hiệu đó.

Phân biệt PR và quảng cáo

Lý thuyết học thuật từ PR chủ yếu được du nhập từ nước ngoài nhưng tại Việt Nam, rất nhiều người lầm tưởng PR là một hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Thực chất, PR và quảng cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

–     PR là việc tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp với cộng đồng. PR tạo ra lợi ích cho đôi bên thông qua nhiều hoạt động cụ thể như: quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, xử lý khủng hoảng…

–     Quảng cáo là hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nhằm tạo nên hành vi và thói quen của khách hàng, từ đó kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.

Bản chất của nghề PR là cải thiện cái nhìn về một cá nhân, một doanh nghiệp, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.

PR cần làm những công việc gì?

Tùy vào từng công ty, doanh nghiệp khác nhau mà công việc của một người làm PR cũng sẽ khác nhau. Tuy vậy, họ vẫn phải thực hiện một số công việc cơ bản như:

  • Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
  • Giao tiếp với đồng nghiệp và người phát ngôn chính.
  • Theo dõi, phản hồi các câu hỏi từ truyền thông, cá nhân và các tổ chức khác, thường là qua điện thoại và email.
  • Nghiên cứu, viết các bài viết nhắm đến khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Biên tập tạp chí nội bộ, bài phát biểu và báo cáo hàng năm.
  • Thiết kế và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo, tờ rơi, thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện.
  • Tổ chức các sự kiện như họp báo, hội nghị, hội thảo, triển lãm, open day và các tour báo chí.
  • Duy trì cập nhật thông tin lên website.
  • Quản lý, cập nhật thông tin và tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp, công ty thực hiện trách nhiệm cộng đồng.
  • Quản lý khủng hoảng.

7 bước xây dựng chiến dịch PR hoàn hảo

Xây dựng một kế hoạch PR hoàn hảo sẽ tạo ra một hướng đi đúng đắn để doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hãy ghi nhớ 7 bước sau đây để xây dựng một chiến lược PR thành công:

Bước 1. Xác định mục tiêu PR

Xác định mục tiêu PR đồng nghĩa với việc xác định điều mà doanh nghiệp của bạn mong muốn đạt được.

Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu

Hãy đặt ra những câu hỏi như: Ai sẽ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai?… để xác định nhóm đối tượng bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ.

Bước 3. Xác định chiến lược cho mọi mục tiêu

Chiến lược ở đây gồm các phương thức giao tiếp, thông điệp cần truyền đạt, các hoạt động để hướng đến mục tiêu cuối cùng…

Bước 4. Xây dựng chiến thuật

Xem xét cách sử dụng các nguồn lực để thực hiện các chiến lược và làm việc hướng tới các mục tiêu. Chiến thuật PR là “vũ khí” giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bước 5. Thiết lập ngân sách

Cần phải có một ngân sách cụ thể để có thể chi trả cho những yếu tố như chi phí thuê không gian, thuê nhân viên, phương tiện đi lại, chi phí đầu tư hình ảnh, tài liệu… Nên phân bổ ngân sách một cách phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Bước 6. Kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động bao gồm các hoạt động cụ thể dựa trên chiến thuật thực hiện chiến lược đã đề ra.

Bước 7. Đánh giá

Đánh giá là một quá trình diễn ra liên tục, giúp bạn xác định được mức độ hiệu quả của công việc. Đo lường sự thành công của chiến lược PR là một việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện và cải thiện những thiếu sót nếu có.

Comments are closed.