moi-lien-he-giua-4p-va-4c-trong-marketing-mix-peakads-1

MỐI LIÊN HỆ GIỮA 4P VÀ 4C TRONG MARKETING MIX

Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Marketing Mix vốn được phân loại theo mô hình 4P, nhưng gần đây, các chuyên gia marketing đã đưa ra thêm khái niệm 4C để hỗ trợ 4P trong các chiến lược marketing. 

Vậy 4P, 4C là gì? 4P và 4C có mối liên hệ gì với nhau? Hãy cùng Peakads tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1/ Khái niệm 4P và 4C

4P là viết tắt của 4 từ PRODUCT (sản phẩm)PRICE (giá cả)PLACE (phân phối)PROMOTION (xúc tiến thương mại). Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được tung ra thị trường thì 4P chính là những yếu tố căn bản để xây dựng các chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp. 

4C là viết tắt của 4 từ CUSTOMER SOLUTION (giải pháp cho khách hàng) – CUSTOMER COST (chi phí khách hàng bỏ ra)CONVENIENCE (sự tiện lợi)COMMUNICATION (giao tiếp). Với đặc điểm lấy khách hàng làm trọng tâm, mô hình marketing 4C chính là chìa khóa làm nên sự thành công cho mỗi chiến dịch marketing. 

2/ Mối liên hệ giữa 4P và 4C

4P và 4C có một mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và không thể tách rời. Doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được những lợi ích cao nhất trong kinh doanh, tuy nhiên họ không thể đạt được những điều đó nếu không nghĩ đến lợi của ích của khách hàng. Vì thế, khái niệm 4C ra đời và được phối hợp một cách có dụng ý với 4P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên đặt khách hàng làm trọng tâm trong các chiến lược tiếp thị của mình. 

2.1/ Product và Customer Solution

Mỗi sản phẩm, dịch vụ được đưa ra thị trường phải thực sự là giải pháp cho khách hàng, giúp giải quyết một nhu cầu nào đó của khách hàng chứ không chỉ đơn thuần là giải pháp kiếm lời cho doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C đầu tiên này, doanh nghiệp buộc phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ nào đó. 

2.2/ Price và Customer Cost

Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với mức chi phí mà khách hàng có thể chi trả. Đây không chỉ là chi phí mua sản phẩm mà còn bao gồm cả phí sử dụng, phí vận hành, thậm chí cả phí huỷ bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

2.3/ Place và Convenience

Cách thức phân phối hàng hoá của doanh nghiệp phải tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng. Doanh nghiệp nên quan tâm đến những yếu tố mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền bạc để phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hợp lý nhất. 

2.4/ Promotion và Communication

Công tác truyền thông phải sự tương tác trực tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa thương hiệu và khách hàng để đạt được được sự thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.  

Comments are closed.