customer-insight-la-gi-peakads2

CUSTOMER INSIGHT LÀ GÌ ? 6 PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM INSIGHT KHÁCH HÀNG

Trong thời đại ngày nay, người tiêu dùng là đối tượng nắm quyền chủ động trong việc chọn lựa hàng hóa, dịch vụ. Thử thách đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao để người tiêu dùng chọn mình mà không chọn các thương hiệu khác. Việc thấu hiểu insight khách hàng chính là yếu tố then chốt để giải quyết thử thách ấy. 

Vậy Customer insight là gì? Hãy cùng Peakads tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1/ Customer insight là gì?

Customer insight là sự thật ngầm hiểu ẩn bên trong khách hàng. Đó là những vấn đề, nhu cầu mà khách hàng thực sự mong muốn nhưng không tự nói ra. Những yếu tố đó ảnh hưởng đến hành vi và quyết định mua sắm của khách hàng. 

Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp chính là phải thấu hiểu được những mong muốn và suy nghĩ ấy, đó chính là yếu tố cốt lõi trong các chiến dịch marketing. Khi nhận thức được tầm quan trọng của customer insight và tập trung vào nó tức là bạn đã giải quyết được nhu cầu tiềm ẩn bên trong khách hàng. 

 2/ Lợi ích khi thấu hiểu customer insight

Việc nắm bắt được customer insight sẽ đem lại những lợi ích sau: 

  • Tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. 
  • Phát triển sản phẩm và dịch vụ tốt hơn theo xu hướng của khách hàng.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh và giành được quyền ưu tiên trên thị trường. 
  • Tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. 

3/ Cách xác định customer insight 

Chúng ta có thể tìm thấy customer insight bằng 6 cách sau: 

  • Thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng

Đây là cách đơn giản nhất để doanh nghiệp có thể biết được khách hàng đang nghĩ gì và đang mong muốn điều gì. 

  • Đo lường tâm lý khách hàng

Điều này có thể thực hiện thông qua cách yêu cầu khách hàng đánh giá “sao” và feedback trên mạng xã hội. 

  • Dữ liệu từ bên thứ 3

Dựa vào dữ liệu được cung cấp từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể nhận diện được những vấn đề khách hàng đang gặp phải, từ đó cải thiện các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn theo mong muốn của khách hàng, 

  • Phân tích tình huống và các đoạn hội thoại 

Bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc trao đổi trực tuyến, doanh nghiệp cũng có thể nắm bắt được những mong muốn dù là nhỏ bé nhất của khách hàng. 

  • Thu thập dữ liệu hành vi trực tuyến 

Thông qua hình thức tương tác trên website, tại nội dung đăng tải trên các trang mạng xã hội… doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận về những điều mà khách hàng mong muốn. 

  • Mô hình dự đoán

Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng các thuật toán và mô hình thống kê để xử lý những dữ liệu lớn và đưa ra dự đoán về trải nghiệm của khách hàng. 

Comments are closed.