Brand Positioning (định vị thương hiệu) là một thuật ngữ phổ biến khi làm Marketing nói chung và Branding nói riêng. Thời đại 4.0 ngày càng phát triển thì việc xác lập đặc trưng riêng và vị trí thương hiệu của mình trên thị trường là việc hết sức quan trọng. Vậy định vị thương hiệu là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu? Hãy cùng Peakads tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1/ Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là xác lập vị trí của cá nhân hoặc doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng, nhằm tạo ra những ấn tượng độc đáo trong tâm trí của khách hàng, qua đó gắn kết họ với những giá trị cụ thể mà thương hiệu tạo ra.
2/ Quy trình 6 bước xây dựng định vị thương hiệu
- Xác định khách hàng mục tiêu: Nghiên cứu và tìm hiểu về khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến, đây là nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ do chính doanh nghiệp cung cấp.
- Xác định vị thế cạnh tranh: Bên cạnh việc xác định đâu là khách hàng của mình, doanh nghiệp cần phải phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó tìm ra được vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại trên thị trường.
- Xác định giá trị cốt lõi: Yếu tố nào giúp khách hàng tin tưởng doanh nghiệp? Dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp người tiêu dùng điều gì? Những yếu tố trên giúp doanh nghiệp xác định được giá trị cốt lõi của mình. Giá trị cốt lõi là điều thiết yếu mà doanh nghiệp cần phải có để tồn tại bền vững.
- Xây dựng định vị thương hiệu: Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường.
- Xây dựng tuyên ngôn định vị: Là việc tạo sự nhận diện riêng, cá biệt hóa cho thương hiệu của bạn, đây là bước không thể thiếu trong xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp thông qua: logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…
- Quản trị thương hiệu: Là duy trì vị thế và hình ảnh của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng. Nhờ vào quản trị thương hiệu, doanh nghiệp sẽ không bị lãng quên và dần mất niềm tin nơi khách hàng. Đặc biệt, khi thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn tồn tại lâu dài.