check-list-4-cau-hoi-kiem-tra-noi-dung-truoc-khi-trien-khai-Peakads 3

CHECK LIST 4 CÂU HỎI KIỂM TRA NỘI DUNG TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI 

Sự thành công của một nội dung cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cho dù những nội dung của bạn đem lại rất nhiều giá trị nhưng vẫn không thể chắc chắn được khách hàng có thể cảm nhận được chúng. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu nội dung của mình bằng cách kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai. Cùng Peakads điểm qua 4 câu hỏi giúp bạn kiểm tra ý tưởng trước khi triển khai nội dung nhé!

1/ Đó có phải là điều mà khách hàng mong muốn không?

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần vào sự thành công cho nội dung của bạn. Nếu nội dung của bạn phù hợp với đối tượng mà bạn đang hướng tới, thì giá trị nội dung mà bạn mang lại mới được phát huy. 

Vậy làm sao để biết được khách hàng của bạn đang muốn biết về điều gì? Liệu khách hàng có cần đến thông tin của bạn hay không? Hãy làm theo các bước sau để tìm câu trả lời cho mình: 

Đầu tiên, thiết lập quy trình đồng bộ với đại diện kinh doanh và đại diện dịch vụ khách hàng (nếu có). 

Nghiên cứu câu hỏi và từ khóa của khách hàng tìm kiếm. Để làm điều này bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Answer the Public và BuzzSumo để thu thập câu hỏi từ khắp nơi trên thế giới, Keyword Surfer và Keywords Everywhere giúp thu thập và nghiên cứu các từ khóa trên internet, “Mọi người cũng tìm kiếm” tự động hoàn thành của Google,… cung cấp thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm tương tự.

Lưu ý: khi lựa chọn từ khóa nên cân nhắc về mặt số lượng, vì khi bạn chọn nhiều từ khóa, hướng đến chủ đề và đối tượng chung chung thì vẫn phải đảm bảo nội dung đầy đủ thông tin với tất cả các từ khóa. Ngược lại, khi bạn chọn ít từ khóa, hướng đến chủ đề và đối tượng cụ thể, bạn nên phân tích sâu vào từng từ khóa để làm rõ được vấn đề.

Quy trình vừa rồi không chỉ giúp bạn xác minh được ý tưởng mà còn hỗ trợ bạn phát triển nội dung tốt hơn. 

2/ Ý tưởng này đã được thực hiện chưa?

Kiểm tra ý tưởng này đã được thực hiện hay chưa cũng là một việc cần thiết không kém. Nếu như bạn có ý tưởng hay, phù hợp với nguồn nhân lực sẵn có của công ty nhưng lại giống với những đối thủ cạnh tranh khác thì khách hàng của bạn khá khó có thể chấp nhận được. 

Cách cơ bản nhất để biết được ý tưởng của bạn có bị trùng lặp với thương hiệu khác hay không là tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào kết quả hiển thị mà bác bỏ ý tưởng của mình. Thay vào đó, bạn nên phân tích và mổ xẻ nó để khai thác và phát triển những điểm mới và khác lạ trong ý tưởng của mình. 

Vậy làm thế nào để ý tưởng trở nên nguyên bản và mới mẻ? Dưới đây là một số câu hỏi hướng dẫn xoay vòng những ý tưởng đó:

Khi xem các phiên bản đã được xuất bản của ý tưởng này, bạn nghĩ đến những câu hỏi và có những tò mò mới nào? 

Mọi người bình luận hay nhận xét gì về nội dung đó? Họ có gợi ý hoặc đưa ra các góc độ mới để khám phá không? 

Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một concept khác không? 

Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không? Có cần tạo bức tranh tổng thể phạm vi rộng hơn không?

Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới không?

3/ Ý tưởng có phù hợp với mục tiêu tiếp thị không?

Rất khó để nội dung của bạn có thể đạt được hầu hết các mục tiêu tiếp thị. Chính vì thế bạn cần phân chia những mục tiêu nhỏ và lớn khác nhau để dễ kiểm soát và quản lý nội dung đi đúng hướng hơn.
Một số ví dụ về mục tiêu chính và phụ như:
– Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ đầu kênh.

Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ giữa kênh.

Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.

Giúp khách hàng/clients tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm (hỗ trợ bán hàng).

Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung cuối kênh.Trở thành nguồn tài nguyên đáng tin cậy để xây dựng các backlink và gia tăng quyền hạn thương hiệu.

Mục tiêu của bạn có thể bị trùng lặp tuy nhiên phải đảm bảo mỗi nội dung luôn có mục tiêu cụ thể để hình thành nội dung rõ ràng và mang lại hiệu quả tốt nhất.

4/ Ý tưởng có gợi ra phản ứng của khách hàng không?

Giá trị của nội dung sẽ dễ đi sâu vào tiềm thức của khách hàng hơn nhờ vào việc khơi gợi lên được phản ứng và cảm xúc cho khách hàng. Nếu nội dung thú vị sẽ khơi gợi cho khách hàng sự thích thú và tò mò hơn về thương hiệu.

Tuy nhiên, một chủ đề “nhàm chán” vẫn có thể tạo nên cho khách hàng nhiều cảm xúc. Ví dụ như những nội dung đơn giản như “làm thế nào…” vẫn đem lại cho khách hàng sự nhẹ nhàng và một chút thành tựu nếu được khai thác trọn vẹn.

Comments are closed.