Trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, việc có một bộ nhận diện thương hiệu giúp định vị thương hiệu dễ dàng trong tiềm thức khách hàng là một điều thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Brand Guideline còn giúp thống nhất các ấn phẩm và thông điệp truyền thông trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
Vậy Brand Guideline là gì? Thành phần có trong Brand Guideline là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay của Peakads nhé!!
1/ Brand Guideline là gì? Vai trò của Brand Guideline?
1.1/ Brand Guideline là gì?
Brand Guideline (bộ quy chuẩn thương hiệu) là một bảng hướng dẫn cụ thể về các yếu tố sử dụng để nhận diện thương hiệu. Nó có thể là logo, slogan, hệ thống các hình tượng, dấu hiệu, các thông tin có liên quan đến thương hiệu như blog, banner, website…
Brand Guideline là nền tảng cốt lõi, thiết yếu của mỗi doanh nghiệp, nhờ vào đó khách hàng sẽ ghi nhớ và nhận ra được thương hiệu, góp phần lớn trong việc định vị thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian để nghiên cứu và đưa ra Brand Guideline hoàn hảo cho mình.
1.2/ Vai trò của Brand Guideline
- Hướng đến câu chuyện thương hiệu hoàn hảo
- Tạo nên tính nhất quán của thương hiệu
- Đưa ra các công cụ để đo lường chuẩn mực, quy tắc của bộ nhận diện thương hiệu
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm ngân sách
2/ Thành phần của Brand Guideline
2.1/ Quy định sử dụng logo và slogan
Logo và slogan là đại sứ đại diện cho thương hiệu tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì thế cần có những quy định rõ ràng và nhất quán trước khi tung ra thị trường.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng trước khi thay đổi logo hoặc slogan để tránh ảnh hưởng đến quá trình nhận diện thương hiệu. Một Guideline hoàn hảo là khi có quy chuẩn chi tiết trong cách thiết kế logo hay slogan, nó bao gồm việc phối màu trên các background khác nhau, có bao khung viền hay không,…
2.2/ Cách sử dụng bảng màu thương hiệu
Doanh nghiệp cần thống nhất trong việc dùng các màu sắc, tránh pha trộn quá nhiều màu, gây bối rối và khó nhận biết cho khách hàng. Việc phối màu tốt trong nhận diện thương hiệu sẽ tạo được nét riêng biệt cho thương hiệu và chạm đến cảm xúc của khách hàng một cách dễ dàng hơn.
2.3/ Font chữ thương hiệu
Mỗi font chữ sẽ nêu lên một tính cách riêng biệt, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc sử dụng chung một font chữ và có thêm font chữ bổ sung (nếu có) cho các sản phẩm hoặc ấn phẩm truyền thông của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến khoảng cách giữa các chữ, các hàng và nhất là kích thước lớn nhỏ của chữ.
2.4/ Hướng dẫn sử dụng hình ảnh
Những hình ảnh sử dụng để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cần được hướng dẫn rõ ràng trong Brand Guideline nhằm áp dụng đúng và hạn chế sai sót nhất có thể.
Một số câu hỏi tham khảo để lấy ý tưởng cho bảng hướng dẫn chi tiết như:
- Bạn dùng hình minh họa, hình tự chụp, hình vẽ hay loại hình nào?
- Hình ảnh tự chụp khi chỉnh sửa thì được phép điều chỉnh ở mức độ nào, sử dụng những hiệu ứng nào?
- Tone màu chủ đạo là gì?
- Nên sử dụng góc chụp hay các concept hình ảnh nào?
2.5/ Phong cách diễn giải
Với tính cách và đối tượng mà thương hiệu đang hướng tới, doanh nghiệp cần lựa chọn từ ngữ và văn phong phù hợp nhất để dễ dàng tiếp cận được đối tượng mục tiêu của mình. Đồng thời nên chú thích rõ trong Brand Guideline về cách dùng từ đơn hay đa nghĩa, có cần sử dụng hình ảnh để hỗ trợ minh họa thêm vấn đề cần nhắc đến hay không,…