Nhìn chung, ngành giải trí với các yếu tố như âm nhạc, phim ảnh, chương trình TV hay sách… đều chứa những nội dung nhất định. Ngành công nghiệp giải trí với những cách thức tiếp thị tài tình thực sự là một mảnh đất màu mỡ để chúng ta có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng cho nội dung. Hãy cùng Peakads tìm hiểu 7 bài học được rút ra từ các hoạt động giải trí sau đây nhé!
1/ Nội dung có thể là một sản phẩm
Có nhiều cách khác nhau để biến nội dung thành sản phẩm trong ngành công nghiệp giải trí. Nội dung có thể là nhiều loại trải nghiệm khác nhau. Một ví dụ điển hình là Disney – một trong những công ty truyền thông lớn nhất hiện nay. Disney có tất cả các loại phương tiện và nội dung khác nhau như phim, gameshow, album ca nhạc, truyền hình tin tức, sách và cả một công viên giải trí… Các nhà tiếp thị hãy khám phá những kênh nội dung khác nhau mà các đơn vị khác đang làm và tập trung vào những kênh nổi bật. Khi nhìn ra bên ngoài ngành của mình và ở các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực khác, chúng ta sẽ khám phá ra được nhiều sự lựa chọn mới mẻ hơn.
2/ Đa dạng hóa nội dung
Tại Disney, danh mục nội dung của họ sản xuất ra rất đa dạng. Không cần biết con trẻ thích nhạc, thích sách hay phim ngắn, Disney cung cấp hàng loạt những lựa chọn để phụ huynh có thể đáp ứng sở thích nhất định của con mình.
Việc đa dạng hóa nội dung mang lại hai lợi ích chính:
- Là cách để gặp gỡ khán giả tiềm năng và đưa họ vào thế giới thương hiệu của bạn, bất kể lựa chọn định dạng nội dung của họ là gì..
- Một khi khán giả đã bước vào thế giới của bạn, việc đa dạng hóa nội dung đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cách để thu hút họ.
3/ Tái sử dụng nội dung cho người hâm mộ
Theo thuật ngữ tiếp thị nội dung, “superfans” chỉ những khách hàng tiềm năng có khả năng trở thành khách hàng trung thành. Superfans có thể xem đi xem lại một nội dung đã phát hành đơn giản vì họ rất yêu thích và trung thành với nội dung đó. Điều quan trọng là nội dung đó luôn phải được thay đổi để phục vụ đối tượng khán giả này. Việc tạo ra sự trải nghiệm nội dung chính là nguyên nhân khiến họ say mê khám phá và muốn xem mãi không ngừng.
4/ Khuếch đại những nội dung hay nhất
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu chiến lược remarketing từ đâu thì hãy bắt đầu từ những nội dung có lượng truy cập lớn nhất. Điều này đã chứng minh những nội dung đó có tính thu hút, tương tác hoặc chuyển đổi, từ đó có thể tiếp tục mang lại những thành công nhất định. Vậy nên khi nhắc đến đa dạng hóa định dạng nội dung, cung cấp nội dung, cập nhật nội dung…, hãy ưu tiên lựa chọn những điểm truy cập lớn nhất để bắt đầu.
5/ Khác biệt giữa nội dung chính và phụ
Không phải mọi bài hát trong 1 album đều đứng đầu bảng xếp hạng, cũng như không phải mọi nội dung cũng đều được thứ xếp hạng cao trong danh mục tìm kiếm. Một nhà tiếp thị thông minh là người biết tạo sự khác biệt giữa nội dung chính và phụ đi kèm. Hãy suy nghĩ về việc sáng tạo thêm những nội dung phụ cuối kênh để giữ chân khách hàng trung thành thay vì chỉ tập trung quan tâm tới lượt xem và thứ hạng.
6/ Nội dung là một trải nghiệm đa kênh
Các nhà tiếp thị vẫn thường nghĩ đến các phương tiện truyền thông dưới dạng báo và tạp chí. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều định dạng và kênh khác nhau có thể truyền cảm hứng cho nội dung của bạn. Trong thế giới giải trí, nội dung có thể được thể được truyền đạt qua rất nhiều định dạng và kênh khác nhau, từ đó thu hút khách hàng có thể trải nghiệm theo nhiều phương diện.
7/ Nội dung là một phần của văn hóa
Việc theo dõi, cập nhật kịp thời những sự kiện giải trí, văn hóa, chính trị… đang diễn ra có thể giúp bạn áp dụng vào nội dung để phục vụ người xem. Điều quan trọng là bạn phải biết được khách hàng của mình là ai, có điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ để lựa chọn thông tin và lồng ghép thông điệp đó vào content một cách hài hòa nhất.