5-nguyen-tac-phan-loai-khach-hang-peakads2

5 NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG MÀ DOANH NGHIỆP CẦN NẮM 

Trong kinh doanh, việc phân loại khách hàng chính là một bước rất cần thiết để từng đối tượng khách hàng có thể được chăm sóc riêng biệt và hiệu quả. Từ thao tác phân loại này, doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng nào có giá trị cao để cung cấp dịch vụ phù hợp và giữ chân khách hàng. 

Vậy phân loại khách hàng được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Peakads tham khảo qua bài viết sau đây. 

1/ Phân loại khách hàng là gì? 

Nói một cách đơn giản, phân loại khách hàng là hành động xác định những điểm chung ở một nhóm khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi như: Những khách hàng này có điểm gì giống nhau? Thói quen khi mua hàng của họ là gì? Việc xác định và phân chia khách hàng ra làm từng nhóm riêng biệt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và hướng đến những mục tiêu tốt hơn. 

Tùy vào quy mô doanh nghiệp và tính chất của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ đặt ra những tiêu chí phân loại khách hàng khác nhau. Việc nắm giữ càng nhiều thông tin và khách hàng sẽ giúp cho việc phân loại càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. 

2/ Ý nghĩa của việc phân loại khách hàng

Việc phân loại khách hàng đã sẽ mang đến những lợi ích sau: 

  • Truyền đạt những thông điệp marketing phù hợp tới nhóm khách hàng cụ thể. 
  • Tập trung vào nhóm khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 
  • Cải thiện và thiết lập các mối quan hệ khách hàng mới. 
  • Cải thiện các cơ hội sản phẩm hoặc dịch vụ mới. 
  • Cải thiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. 
  • Có thể thử nghiệm các chiến lược giá mới.
  • Tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin và dữ liệu khách hàng. 

3/ 5 nguyên tắc phân loại khách hàng hiệu quả

Việc làm hài lòng tất cả khách hàng là điều không hề dễ dàng. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần tập trung vào nhóm khách hàng mang lại nhiều lợi ích nhất để có những chiến lược marketing phù hợp, đem về hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Việc phân loại khách hàng vì thế cũng trở nên vô cùng quan trọng, bất kể ở quy mô hay ngành nghề nào. 

Hãy tham khảo 5 nguyên tắc phân loại khách hàng phổ biến sau đây để có thể áp dụng chúng cho doanh nghiệp của mình nhé!

3.1/ Phân loại khách hàng theo tâm lý mua hàng

Có rất nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia khách hàng theo những nhóm nhỏ sau: 

  • Khách hàng chuộng hình thức.
  • Khách hàng thích săn đón các chương trình khuyến mãi.
  • Khách hàng quan tâm đến thái độ phục vụ của doanh nghiệp.
  • Khách hàng thích được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm mới.

3.2/ Phân loại khách hàng theo lợi ích của doanh nghiệp 

Ở nguyên tắc này, khách hàng được chia ra thành nhiều nhóm như: 

  • Khách hàng trung thành 
  • Khách hàng tiềm năng 
  • Khách hàng mang lại giá trị lợi ích nhỏ 
  • Khách hàng tiêu cực. 

3.3/ Phân loại khách hàng theo độ tuổi 

Mỗi độ tuổi lại có một đặc điểm tâm lý và thói quen mua hàng khác nhau, chính vì thế việc phân loại khách hàng theo độ tuổi cũng vô cùng cần thiết. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung vào các nhóm khách hàng như trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành, trung niên hay người cao tuổi. 

3.4/ Phân loại khách hàng theo nhu cầu thực tế

Dựa vào một số nhu cầu thực tế đặc trưng có thể tác động lên hành vi mua hàng, khách hàng có thể được chia thành các nhóm như: 

  • Khách hàng quan tâm đến yếu tố khoảng cách hoặc địa điểm mua hàng. 
  • Khách hàng quan tâm đến giá thành, chất lượng sản phẩm hoặc các dịch vụ gia tăng. 
  • Khách hàng có khả năng tài chính. 
  • Khách hàng quan tâm đến tên tuổi của sản phẩm trên thị trường. 
  • Khách hàng quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. 

3.5/ Phân loại khách hàng ngẫu nhiên 

Khách hàng ngẫu nhiên là những khách hàng ghé thăm website/cửa hàng một cách bất ngờ khi có nhu cầu mua hàng cấp thiết. Với đối tượng này, doanh nghiệp có thể biến họ thành khách hàng tiềm năng nếu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể làm họ hài lòng. 

Comments are closed.