Affiliate Marketing không còn là thuật ngữ quá xa lạ ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội thì cơ hội kiếm tiền từ nền tảng này càng được tăng cao. Tuy nhiên, để làm Affiliate Marketing hiệu quả và thành công, trước hết bạn nên tìm hiểu và xây dựng hướng đi cho mình khi thâm nhập vào thị trường này. Hãy cùng Peakads khám phá ngay về Affiliate Marketing và bỏ túi cho mình bí quyết để làm Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu nhé!
1/ Affiliate Marketing là gì?
Nói một cách đơn giản, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là phương pháp để bạn kiếm tiền online bằng việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, websites hoặc kinh doanh và nhận hoa hồng cho mỗi lần bán thành công.
2/ Các thành phần trong Affiliate Marketing
Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)
- Là những cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ mọi ngành kinh doanh như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, thời gian, điện tử,…và các dịch vụ như giáo dục, làm đẹp, tài chính,…
Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)
- Những tổ chức, cá nhân sở hữu website với lượng truy cập lớn, ổn định và uy tín.
- Những tổ chức, cá nhân có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao.
- Những tổ chức, cá nhân có sử dụng MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.
Khách hàng (End User)
- Là những người dùng cuối cùng, những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.
Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)
- Là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà phân phối và nhà cung cấp với nhau. Ngoài ra mạng lưới này còn giúp nhà phân phối theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo, bán hàng, đồng thời còn là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner,… và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.
Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)
- Là hệ thống tiếp thị liên kết do nhà cung cấp sản phẩm đưa ra, họ có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết.
3/ Ưu và nhược điểm của Affiliate Marketing
Mặc dù các chương trình Affiliate có vẻ sinh lợi và nhiều tiềm năng, đặc biệt đối với blogger hoặc doanh nhân độc lập, tuy nhiên nó vẫn tồn tại nhược điểm, chính vì vậy bạn cần nắm rõ để tính toán kỹ lưỡng về rủi ro sắp tới.
3.1/ Ưu điểm
- Không tốn kém/chi phí khởi nghiệp thấp: Bạn không phải trả phí tham gia chương trình affiliate. Phần lớn các công ty affiliate sẽ xử lý dịch vụ và sản phẩm, nghĩa là bạn không phải lo về hàng tồn kho hoặc nguồn cung cấp.
- Dễ tham gia: Rào cản khi gia nhập cho chương trình affiliate là rất thấp. Bạn chỉ cần điền vào biểu mẫu, sau đó có thể bắt đầu quảng bá sản phẩm ngay lập tức.
- Không lo lắng về vận chuyển, đổi trả: Bạn chỉ cần quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm còn lại việc vận chuyển, đổi trả sẽ do nhà cung cấp xử lý.
- Không cần tạo ra sản phẩm hay dịch vụ: Điều bạn cần làm khi làm affiliate là mang hàng hóa & dịch vụ cho khách hàng, sau đó nhà cung cấp sẽ làm toàn bộ những việc còn lại.
- Không cần yêu cầu đặc biệt: Bạn chỉ cần quảng bá sản phẩm, dịch vụ còn lại không cần học hay cần giấy phép nào cả.
- Kiếm tiền mọi lúc, mọi nơi: Bạn có thể kiếm tiền từ affiliate marketing mọi lúc, mọi nơi.
3.2/ Nhược điểm
- Xây dựng lượt giới thiệu rất mất thời gian: Để làm tiếp thị liên kết kiếm được tiền đáng kể thì bạn cần tốn nhiều thời gian để tạo ra nhiều lượt giới thiệu.
- Bạn cần giỏi việc tiếp thị qua Internet: Bởi lẽ không có ai được đào tạo chuyên môn để làm affiliate marketing. Bạn muốn thành công thì bạn cần giỏi về Internet Marketing.
- Quảng cáo hạn chế: Một số chương trình Affiliate sẽ hạn chế quảng cáo, ví dụ như bạn không thể tiếp thị qua email hoặc sử dụng quảng cáo PPC với một số từ khóa nhất định.
- Có yêu cầu để được chi trả: Một số chương trình Affiliate sẽ cung cấp khoản thanh toán sau khi bạn đạt được một số tiền nhất định.
4/ Cách làm Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu
- Bước 1: Xác định lĩnh vực và thị trường ngách của bản thân
- Bước 2: Tra cứu các sản phẩm và dịch vụ liên kết có liên quan đến lĩnh vực của bạn – nghiên cứu về danh tiếng các chương trình, đánh giá và chọn lọc thông qua việc tìm hiểu họ chăm sóc khách hàng và các affiliates như thế nào.
- Bước 3: Tìm hiểu cách để bạn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ liên kết. Cách dễ nhất chắc chắn là thông qua một blog hoặc trang web của bạn, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng phương pháp khác như danh sách email và quảng bá sản phẩm liên kết đến người đăng ký.
- Bước 4: Sử dụng đa nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả hơn.
- Bước 5: Nghiên cứu và tìm hiểu một số chiến lược tiếp thị trên internet để biết cách hiệu quả để chia sẻ trang web, blog hoặc affiliate links.
- Bước 6: Tìm hiểu giấy phép kinh doanh và luật kinh doanh trong khu vực để đảm bảo doanh nghiệp của bạn hợp pháp.